Khoa Giáp Đường: Quốc Tử Giám họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên, Sơn Bằng

Thứ tư - 02/05/2012 08:21
Khoa Giáp Đường được xây dựng tính đến nay đã được 115 năm là một công trình văn hoá đặc sắc là nơi thờ các bậc hiền tài mà trong vùng chưa họ nào có. Khoa Giáp Đường được xây cất vào năm thứ 13 vua Thành Thái (1901), mặt tiền còn rõ dòng chữ Hán “阮氏 科甲堂” có nghĩa “Nguyễn Tộc Khoa Giáp Đường” và “成大十三 ” nghĩa là “ Hiệu vua Thành Thái năm thứ 13”.
Khoa Giáp Đường Đại tôn Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên  Sơn Bằng
Khoa Giáp Đường Đại tôn Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên Sơn Bằng

Về phong thuỷ theo cố Luyện một danh nho có tiếng về thuật phong thuỷ mô tả Khoa Giáp Đường toạ lạc có hình thế nối liền tám phương được núi sông che chởnằm trong thung nơi hội tụ long mạch trước mặt là núi Cự Sơn, hậu là núi Điểu Lĩnh nhìn hướng về Bắc Đông Bắc hướng về gốc Tổ họNguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên Sơn Bằng (nói tắt làhọ Nguyễn Sơn Bằng) là dòng họ nhiều đời phù các triều Đinh Lê, Lý Trần …. từ Thanh Hoá Nghệ An vào (năm 2012 thu hồi được phả cổ trong đó ghi Thuỷ Tổ từ phủ Nam Sách Hải Dương vào Nghệ An đến cháu đời thứ 3 Đức Khởi Tổ họ Nguyễn Sơn Bằng vào lánh nạn ở Sơn Bằng).

Khoa Giáp Đường Đại Tôn Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên Sơn Bằng ai thiết kế và thiết kế như thế nào hiện chưa tìm được tư liệu lịch sử. Dựa vào thực địa tôi tạm mô tả như sau đó là một quần thể kiến trúc sắp xếp nối vào nhau giống với mặt bằng kiến trúc chùa thời Nguyễn gồm Miếu, trước Miếu là Hương án, hai Ban thờ Thần Văn, Thần Võ song song đối diện nhau nhìn vào Hương Án, tiếp đến là Thiêu Hương. Hình dáng và nét kiến trúc tinh tế  theo lối kiến trúc miếu mạo thời Nguyễn.

Khoa Giáp Đường Đại tôn Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên  Sơn Bằng

Theo các cụ xưa truyền lại thời kỳ từ triều Lê Cảnh Hưng (1786) trở về sau họ Nguyễn Sơn Bằng đang bước vào thời kỳ đại suy thoái ốm đau kéo dài, dịch tả kiết lị hoành hoành giết chết nhiều người có gia đình chết hết cả nhà, đói kém phải tha phương, mất đoàn kết đố kị lẫn nhau, thiên hạ loạn lạc nhà thờ bị đập phá, gia phả thất lạc con cháu ly tán, các cửa họ quay lưng lại với nhau phụng tự riêng,….Trong tình thế như vậy những năm cuối thế kỹ 19 các thế gia có uy tín trong họ mời Tộc trưởng các cửa về họp bàn các biện pháp giải toả các trở ngại nhằm phục hưng lại họ (Người khởi xướng là cha con cố Tứ Đại - Nguyễn Công Nhuận, Nguyễn Công Sửu, cụ Nguyễn Đức Châu tức Cố Luyện, Nguyễn Bỉnh tức Cố Bá). Sau khi bàn bạc với các Tộc trưởng thống nhất các biện pháp cụ thể: 1) phục dựng lại gia phả, 2) lập quy chế tế lễ 3) sữa lại nhà thờ,4) tôn tạo mộ chí, 5) cầu siêu giải oan cải táng mộ quan huyện Châu Phúc, 6) cho dựng Khoa Giáp thờ phụng các bậc hiền tài. Các công việc thực hiện hơn 15 năm kể từ năm 1898 kết quả tôn tạo lại nhà thờ Đại Tôn, dựng được gia phả, công bố bản quy chế giổ Tổ, cầu siêu giả oan và cải táng xay am Cụ Nguyễn Khắc Tiệp, xây dựng xong Khoa Giáp Đường.

Theo cố Luyện kể, tục ngữ xưa có nói "đất vua, chùa làng", việc chọn đất xây Khoa Giáp Đườngđược tuân thủ nghiêm ngặt theo quan niệm phong thủy phải chọn đất tốt.Trong khi nhờ thầy địa lý chọn nền xây Khoa Giáp Đường nhiều người muốn Khoa Giáp Đường xây trên Nền Tổ(*) đất công của họ cho cao ráo tránh được lụt lội. Ngược lại mấy người am hiểu về địa lý lại cho rằng đất Nền Tổ không hợp phong thuỷ và chỉ ra trên vườn Cố Bỉnh có vị trí đất tốt là nơi bên trái bên phải cao dày,đất dương cơ nằm trong thung nơi hội tụ long mạchtrước mặt có minh đường là Ruộng Khái mặt tiền nhìn về núi Cự Sơn, hậu là núi Điểu Lĩnh.Trong tình thế đó cố Bỉnh tức Cố Bá đã dâng hiến cho họ đất để xây Khoa Giáp Đường.

Mục đích xây dựng Khoa Giáp Đường để thờ các bậc hiền tài có danh trong họ như các cụ: Sinh đồ Nguyễn Hồng,Hương Cống Hầu Đại Sứ Hoàng tín Đại phu Thái Y việnNguyễn Năng Võ, Sinh đồ Nguyễn Duyên,Cử nhân võ, quan Chánh Vệ Uy Đô Ngự Sử Nguyễn Khoái, Hương CốngHầu Phủ Tri Phủ Trường KhánhNguyễn Năng Nho, Hương Cống, Tri huyện Châu Phúc Nguyễn Khắc Tiệp, Hương Cống Tri Phủ Trường KhánhNguyễnÁnh,Hương CốngNguyễn Tôn Phái Tri Phủ Trường Khánh. Các cụ là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.Nguyễn Năng Võthi đậu Tam trường năm 17 tuổi ở nhà cùng cha bốc thuốc chữa bệnh đến độ tuổi 25 đã nỗi tiếng danh y trong vùng. Đã thành danh nhưng cụ vẫn kiên trì học đi thikhóa thi trên cấp thi Hương đỗ Hương Cống được bổ dụng chức PhụTá trong Thái Y Viện Đại Sứ chữa bệnh cho hoàng tộc sau đượctruy tặng Hoàng Tín Đại Phu Thái Y Viện Đại Sứ Tu Thần YTrung Nghĩa Bá. Gia đình cu trở thành một gia đinh danh giá có thế lực,con cháu cụ được phong sắc Hầu Thiêm, Hầu Tri Sự hoặc con cháu đậu Hương Cống đều giữ chức mấy đời Tri Phủ Trường Khánh.Đô Nự Sử Nguyễn Khoái học võ với cha và ông nội 12 tuổi võ nghệ kiên cường 16 tuôi đậu cử nhân võ sung quân nhà Lê lập công được phong Vệ Uý sau giữ chức Đô Ngự Sử. Tri huyện Châu Phúc Nguyễn Khắc Tiệpcha mẹ cụ mất sớm phải đi ở với bác ruột. Lúc còn nhỏ cụ đi chăn trâu. Nhà bác có mời thầy dạy học cho con, cụ ngồi ở bếp nghe lỏm và tập viết chữ trên tro bếp. Nhờ tư chất thông minh nên cụ thuộc hết câu chữ của thầy và còn bày vẽ thêm cho con bác nữa. Một hôm ở làng bên rầm rộ trống cờ cụ hỏi bác “họ mần chi mà inh ỏi thế?”. Ông bác bảo rằng người ta đang rước ông Sinh Đồ mới đỗ không ra mà coi, cứ ngồi xó bếp mà trùi dam ( nướng cua đồng). Cụ Tiệp cười diễu và đáp “ tưởng là chi chừ đỗ sinh đồ có chi mô mà cờ trống, nếu tôi được học tôi sẽ đỗ Hương Cống nay mai ”. Ông bác lấy làm lạ đem chữ nghĩa ra hỏi, cụ ứng khẩu lưu loát. Ông bác bèn cho cháu học tranh thủ ban đêm, còn ban ngày vẫn chăn trâu. Môt lần kẻ trộm dắt trâu bác sai ông đi tìm. Đi khắp chốn đến tận Thanh Chương, cụ tìm được trâu dắt về cho bác. Cụ kể lại cho bác nghe chuyện cụ nằm trong miếu nghe Thổ Địa nói nhà có khách Hương Cống bên xã Hữu Bằng đến chơi, phải ở nhà tiếp khách không đi họp được. Ông bác sửng sốt và bảo ông thôi việc chăn trâu dốc lòng mà học. Ba năm sau, vào năm Ất Dậu -Cảnh Hưng năm thứ 22 Lê Hiến Tôn (1765) cụ đi thi trường thi Quốc Tự Giám đỗ Hương Cống vua Lê Hiển Tôn bổ nhiệm Tri huyện Châu Phúc nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Cụ là Thần Đồng quý như viên ngọc trân châu nên có danh là Quan huyện Châu Phúcvà Cụ xuất thân từ nghèo khổ có lòng thương dân nên có danh là Quan huyện Dân Phúc. Cụ Nguyễn Huy Bành là con thứ 6 cụ Nguyễn Viết Tân thuộc đời thứ 9 nhà nghèo đông con cụ vừa học vừa mở lớp dạy học. Cụ có nhiều học trò đậu đạt cao. Cụ đã tập văn ở huyện và đã 3 lần đậu đầu huyện. Đến khi thi ở trường Nghệ cụ bị hỏng bay cử nhân bởi trò rút quyển may rủi của quan chủ khảo. Về nhà cụ buồn một thời gian rồi mất. Cụ không có vợ con. Cả họ vô cùng thương tiếc.....

Ngày động thổ cũng như ngày khánh thành đều là những thời điểm quan trọngcó những nghi lễ đặc biệt về phong thuỷ.Khoa giáp Đường khởi công xây dựng giữa tháng 9,năm Kỷ Hợi 1899. Những chi tiết cụ thể như văn khấn, mâm cỗ, làm lễ cúng thần linh tôi đã cố gắng nhưng chưa sâu tầm được.Khoa Giáp Đường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc được quyên góp "công đức" trong con cháu và được chuẩn bị từ tháng 6. Con cháu gồng gánh đẫy xe cát từ bãi cátLò Vôi, Hàm Rồng, mua vôi hàu từ Chợ Bè tập kết để ở Nền Tổ nơi cao ráo. Mùa hạ vực cạn họ thuê Vạn Chài Vực Nầm về ngụp lặn vớt hết các hòn đá dưới đáy Vực Đềntrong đó có lẫn “phiến thạch” ngày xưa Tri huyệnNguyễn Khắc Tiệp ném xuống đưa về xây Khoa Giáp Đường (nay tường bị tróc cả mảng vữa để lộ ra nhiều hòn đá cuội nhỏ bằng nắm taycó đường kính khoảng 10 - 20 cm. Chuyện kể rằng  do đố kỵ với quan Tri huyện Dân Phúc Nguyễn Khắc Tiệp trong một lần làng Yên Nghĩa tế lễ rằm tháng 7, hương mục Nguyễn Ngung người trong họ đã lấy miếng thịt “ thụ tộ” (thịt dùng để tế ) lén bỏ vào ‘tráp” của quan nhằm vu cáo quan lấy cắp thịt của làng. Hương mục lạnh lùng tuyên phạt quan phải làm lại lễ cúng tại Đền Ông và Đền Bà. Quan huyện tức dận tím cả mặt. Quan về làm một lễ lớn tại Đền Bà, Đền Ông. Kết lễ quan uất ức đọc câu đối:

 “Ngật ngật song đài thiên cổ miếu

Trầm trầm phiến thạch ức niên bi”

Câu đối này được lưu truyền rộng rãi trong vùng, các danh nho, cụ đồ ai cũng tấm tắc khen cho là tuyệt tác âm sắc đối nhau từng chữ chan chát đa nghĩa. Câu đối được nhiều người dịch tôi chọn ra một câu ưng ý:

- Lồng lộng 2 đền chứng muôn thuở

- Chìm chìm bia đá hận (ức) vạn năm.

Tường tróc lỡ lộ ra những hòn đá vớt từ Vực Đền

Cụ ngẹn ngào cầm “phiến đá”chèo thuyền ra giữa Vực Đền Bàu Bạc tức sông Ngân Thủy đốt nén hương khấn thề nguyền với trời đấtvào phiến đárằng “Khất tự hậu bất hứa Nguyễn Tộc dự hữu khoa cử chi nhân,hà thời giá thạch phù lưu thuỷ thượng” nghĩa là bao giờ “phiến đá” này nỗi lên mặt nước thì họ Nguyễn có khoa bảng làm quan. Khấn xong cụ ném hòn đá xuống vực sâu. Lời thề nguyền của cụ đã trở thành nỗi ám ảnh trong họ, qua nhiều thế hệ con cháu thông minh học giỏi nhưng không đỗ đạt đại khoa, có người hỏng thi tất tưởi như cụ Nguễn Huy Bành. Thời đó gạch đáxi măngkhông thiếu, các cụ trưởng lão muốn đưa “phiến đá”nguyền lên khỏi mặt nước xây thành ban thờ cho các bậc hiền tài trong đó có cụ Nguyễn Khắc Tiệp. Lễ động thổ vào  giờ Hoàng Đạo ngày Ất Mùitháng 9 năm năm Kỷ Hợi 1899 theo các cụ xưa kể sau mấy tháng Cụ Thượng Đào mất ( họ Nguyễn Sơn Bằng là Tổ tiên bên ngoại của cụ Thượng Đào nên họ Nguyễn đã có lời mời cụ làm chủ lễ động thổ nhưng cụ đã mất trước ngày động thổ). Lễ khánh thành vào năm Tân Sửu 1901 ngoài con cháu nội ngoại còn có đại diện các họ, các chức sắc địa phương làng, xã và Tổng Hữu Bằngvề dự lễ.

Thực hư về sự linh thiêng của Khoa Giáp Đường chưa được lý giải. Theo các nhà sư cho biết chùa chiền miếu mạo tuy đã được nối liền chín phương mười hướng nơi hội tụ long mạch nhưng sự linh thiêng không có tức thì,chúng cần có thời giantụ linh khí trời đất linh hồn các bậc hiền tài về nơi chân hương.Khoa Giáp Đường muốn có điều này phụ thuộc lòng mộ đạo của con cháu. Thực ra Khoa Giáp Đường mới tổ chức thờ tự được một khoảng thời gian ngắn, sau cách mạng Tháng Tám 1945 do chính sách tín ngưỡng Khoa Giáp Đường bị để hoang phế hơn 60năm (khoảng từ năm 1950 đến năm 2013)phải được tôn tạo cho trang nghiêm. Sau khi họ thực hiện 6 biện pháp giải toả trở ngại như phục dựng lại gia phả, lập quy chế tế tổ, sữa lại nhà thờ, tôn tạo mộ chí, cầu siêu giải oan cải táng mộ quan huyện Châu Phúc, xây Khoa Giáp Dường thì trong họ con cháu khoẻ mạnh, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau đời sống đỡ khó khăn, bà con tha phương trở về. Riêng về khoa bảng vẫn chưa khởi sắc vì nó phụ thuộc tư chất con người. Cụ Thuỷ Tổ Nguyễn Dư từng nói “ .... Về phần giàu sang phú quý ở đời ai ai cũng muốn nhưng có phần vất vã có làm mới có ăn. Sách vỡ có ghi lại rằng-  đại phú do thiên, tiểu phú do cần”. Lời răn này cho ta biết về khách quan là trời chưa cho, về chủ quan con cháu chưa thực sự cố gắng. Trước khi chưa có Khoa Giáp Đường tuy không có đại khoa nhưng tiểu khoa thì nhiều, đậu đầu xứ, nhị trường, tam trường, chức sắc từ Phó lý đến Chánh tổng khá nhiều, thời Lê, nhà Nguyễn ban sắc rồng vì người có tài như Tước Nam Minh Đạo Y, Ưu Binh Tướng Công, Bàng Thái Y Viện… Sau khi có Khoa Giáp Đường vẫn đì đẹt cao nhất cũng chỉ là tú tài ta ( trước cách mạng phân biệt tú tài ta và tú tài Tây), không có học hàm học vị, chức sắc cũng chỉ Hào Lý Chánh tổng Bang tá, Đoàn Kiểm, Bát Cửu phẩm trong hàng lính thợ, công chức ở các công sở, sắc phong thuộc loại phẩm hạnh Tiết Hạnh Khả Phong… Chỉ sau cách mạng có lẽ do điều kiệnxã hội tiến bộ hơn và nhờ hồng phúc của Tổ tiên nên gần cuối thế kỹ 20 và 15 năm đầu thế kỹ 21 dòng họ Nguyễn Sơn Bằng có trên 30 sỹ quan cấp tướng tá, trên 300 trí thức với trên 30 giáo sư tiến sỹ thạc sỹ, trên 150 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và hàng trăm cao đẳng ,giáo viên. Dòng họ chẳng những giàu về trí thức mà còn lắm người thuộc diện đại gia triệu đô sống ở các đô thị lớn ở vùng Hà Nội và phía Nam.

Ngày nay cứ đến mùa thi trước khi đi thi con cháu trong họ và bà con trong vùng đến Khoa Giáp Đường thắp hương. Vào ngày 25 tháng 9 năm Quý Tỵ 2013tôi cùng Ban Liên Lạc con cháu họ Nguyễn Sơn Bằng vùng Hà Nội sắm lễ về Khoa Giáp Đường nơihội tụ linh khí trời đất các bậchiền tài để dự lễ tưởng niệm.Lễ tưởng niệm rất long trọng có trên 100 con cháu khắp vùng miền cả nước, đại diện chính quyền sở tại tới dự.

Sự khởi động lại việc thờ tự tại Khoa Giáp Đườngmột di tích văn hoálà sự thể hiện một dòng họ trân trọng qua khứ vẽ vang và có ước mơ lớn biến Khoa Giáp Đườngthành nơi hội tụ linh khí trời đất hội tụ linh hồn của các bậc hiền tài, biến Khoa Giáp Đường thành nơi con cháu họ Nguyễn Sơn Bằng bốn phương về gặp gỡ.

 (Trích từ cuốn Lịch sử Đại Tôn Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên Sơn Bằng của Tiến Sỹ Nguyễn Đình Tùng)

(Bài của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tùng)

Ghi chú(*)Trong họ đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa “Nền Tổ” với Khoa Giáp Đường hoặc coi Nền Tổ là đất của Khoa Giáp Đường. Theo các cụ xưa truyền lại “Nền Tổ” trước là vườn của các cụ Tổ con cháu chắt cụ Tổ Chi Đại tôn Nguyễn Chanh,sau vườn để hoang sim mua mọc chỉ còn lại nền đất mọc rêu xanh con cháu gọi tắt là Nền Tổ họ Nguyễn tức là nền nhà của các cụ Tổ họ Nguyễn. Nền Tổ tiếp giáp với Đền Quan Thánh, nương Cố Trạch, cụ Cửu Chất, Cố Tục , ông Phạm Hiểu, ông Cu Nghệ, vườn Cố Bá và ông Phạm Đổng nay là đất ở của nhiều hộ.

Chính vì thế mà tại đền thờ Nguyễn Bặc ở thôn Vĩnh Ninh, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có một câu đối hiện còn treo ở đền thờ Nguyễn Bặc như sau: “Duệ xuất Gia Miêu vương tích hiển Khánh lưu Đại Hữu tướng môn quang” có thể hiểu là  “ Cửa tướng sáng ngời thôn Đại Hữu, dòng vương hiển hách đất Gia Miêu”.

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Họ Nguyễn Việt Nam.ORG

Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...

Quỹ Cộng Đồng HNVN
 
Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay9,699
  • Tháng hiện tại169,986
  • Tổng lượt truy cập13,275,474
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây