Tiên vương (1525 – 1613) - Nguyễn Hoàng

Thứ tư - 10/04/2013 07:36
Tiên vương (1525 – 1613), còn gọi là chúa Tiên, tên thật là Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc.
Tiên vương (1525 – 1613) - Nguyễn Hoàng
Tiên vương (1525 – 1613) - Nguyễn Hoàng

Tiên vương (1525 – 1613), còn gọi là chúa Tiên, tên thật là Nguyễn Hoàng là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim và bà Nguyễn Thị Mai, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc.

Lúc mới hai tuổi, đức Nguyễn Kim gởi ông cho em vợ là Nguyễn Ư Dĩ nuôi nấng. Năm 1545 Nguyễn Kim mất, lúc đó ông 21 tuổi, được tập phong tước Hạ Khê Hầu.

Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1549, sau khi anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể của ông) giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá(là khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Các danh thần cùng đi có Nguyễn Ư Dĩ, Tống Phước Trị, Mạc Cảnh Huống...

Lúc đầu ông vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo chống quân nhà Mạc đang đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Ông vẫn thường ra chầu vua Lê ở Thăng Long. Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.

Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ.

Sách Đại Nam Thực Lục chép:"Năm Tân Sửu 1601, bắt đầu dựng chùa Thiên Mụ. Bấy giờ chúa dạo xem hình thể núi sông, thấy trên cánh đồng bằng ở xã Hà Khê (thuộc Huyện Hương Trà) giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước thì nhìn ra sông lớn, phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thể hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng. Tục truyền rằng, xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng: "sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch"; nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho là núi ấy có linh khí, mới dựng chùa gọi là chùa Thiên Mụ...."

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắcPhú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên. cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.

Tương truyền trong lúc hấp hối, Nguyễn Hoàng dặn dò con trai là Nguyễn Phúc Nguyên:

Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.

Năm 1613, ông qua đời, hưởng thọ 86 tuổi, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.

Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau, Gia Long hoàng đếnhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.

Nguyễn Hoàng có 10 người con trai. Ngoài Nguyễn Phúc Nguyên (con thứ 6) sau này kế vị, các con trai khác là: Hà và Hán chết ở Bắc, Thành mất lúc 17 tuổi, Diễn chết trận, Hải ở lại đất Bắc làm con tin, Hiệp và Trạch làm phản, Dương mất khi nào không rõ, hoàng tử thứ 10 là Khê, con bà Minh Đức Vương Thái phi[1].

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công

Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Nguyễn Hoàng giống như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông.

Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

Chú Thích

  1. ^ Theo Đại Nam liệt truyện tiền biên, Hà Nội, 1995

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Tài khoản nhận tài trợ đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xây dựng phả hệ, dịch phả sử và kết nối thông tin các chi tộc:
Số tài khoản: 0907097567 - Ngân hàng MB Bank - Chủ tài khoản: Ts Nguyễn Hữu Thi ( Người sáng lập và đại diện điều hành honguyenvietnam.org )
( Xin vui lòng ghi rỏ nội dung ck:  tài trợ quỹ Tấm Lòng Vàng Honguyenvietnam.org )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay16,646
  • Tháng hiện tại264,967
  • Tổng lượt truy cập11,151,604
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây