Sau những nỗ lực đàm phán với Hãng đấu giá Millon (Pháp), vào lúc 7h30' ngàỵ 31/10/2022 (giờ Paris), đại diện phía Việt Nam và Hãng đã thống nhất được thỏa thuận tạm hoãn đấu giá ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".
Lăng Vạn Vạn là khu lăng mộ của một bà hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tên thật của bà là Dương Thị Thục (1868 - 1944). Bà là vợ của vua Đồng Khánh (trị vì: 1885 - 1889), mẹ của vua Khải Định (1916 - 1925) và là bà nội của vua Bảo Đại (1926 - 1945).
Nam Phương Hoàng Hậu là Hoàng Hậu cuối cùng của triều Nguyễn - Bà và các con sống những năm tháng cuối đời tại Pháp và ra đi tại Pháp. Đứng trước mộ phần của Bà, nghe tiếng chuông nhà thờ vọng lên làm bản thân không khỏi bùi ngùi xúc động. Ngôi mộ của Bà đơn giản, hướng về phía những cánh đồng thấp bên dưới của ngôi làng nhỏ xinh đẹp - nơi mà bà đã gắn bó trong 5 năm cuối đời của mình. Mộ của bà tại làng Chabrignac - Pháp
Nghĩa trang Passy (tiếng Pháp nghĩa là Cimetière de Passy) nằm ở trung tâm Paris. Đây là nơi chôn cất rất nhiều người thuộc các hoàng tộc ở nhiều nước khác nhau. Nghĩa trang mở cửa năm 1820. Vua Bảo Đại là vị vua cuối cùng của Việt Nam qua đời năm 1997 và được người vợ thứ chôn cất ở đây.
Vua Hàm Nghi cùng các thành viên trong gia đình của nhà vua tại làng Thonac tỉnh Dordogne vùng Nouvelle Aquitaine, Pháp. Ngôi mộ rất đơn giản, không to lớn và uy nghi như những khu lăng mộ của một vài vua Nhà Nguyễn ở Huế nhưng trong đó vẫn toát lên khí chất kiên cường của một vị vua yêu nước. Nhà vua rời đất nước từ khi còn rất trẻ, và từ đó ông chưa một lần được về thăm quê hương và gia đình mình cho đến ngày Ông từ giã cõi trần ở xứ Algérie thuộc Châu Phi xa xôi. Đây là video đầu tiên và duy nhất tính đến hiện nay làm riêng về việc đi viếng mộ vua Hàm Nghi ở Pháp.
Do cùng được xây dựng lại dưới đầu triều Nguyễn nên quy mô, cấu trúc lăng các chúa Nguyễn và phi về cơ bản tương tự như nhau. Các lăng này đều phân bố ở phía tây, tây nam Kinh thành, dọc hai bờ sông Hương.
Ngày 27/12/2019 tại khu đền thờ và nhà truyền thống họ Nguyễn ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Hội đồng trị sự và bà con dòng họ Nguyễn Quảng Nam - Đà Nẳng đã tổ chức lễ khánh thành khu tượng đài Chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
(honguyenvietnam.org) - Lăng Trường Thanh (Nguyễn Phúc Chu) nằm cách thành phố Huế 12km về phía tây nam. Nếu đi thuyền thì cách ngã ba tuần 1.5km rồi neo thuyền về phía phải đi bộ 600m là tới lăng. Đây là khu lăng vị trí thứ 6 của nhà Nguyễn lặng lẽ yên giấc vĩnh hằng bên bờ sông Hương
(Honguyenvietnam.org) - Sáng 25-9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận Mộc bản Trường học Phúc Giang của họ Nguyễn Huy là di sản tư liệu ký ức thế giới của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/2/2008, Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh gồm ba ngôi đền (đền Thượng, đền Trung, đền Hạ).
( Honguyenvietnam.org ) - Nhà thờ họ Nguyễn nằm ở phía Nam thôn Chi Long, xã Long Châu, huyện Yên Phong, vốn được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng để làm nơi tưởng niệm các vị liệt tổ, liệt tông của dòng họ Nguyễn. Tiêu biểu là quan Trùm trưởng Hải quận công Nguyễn Tiến Cơ và cháu đời thứ 4 của cụ là Đặng quận công Nguyễn Đình Thế là những người có nhiều công tích lớn lao với dân, với nước ở thế kỷ XVII - XVIII.
(Honguyenvietnam.org) - Nhà thờ họ Nguyễn Kim trên mảnh đất rộng 152m2 tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào có từ hàng trăm năm trước. Đến năm 2006, UBND huyện Mỹ Hào lại cấp giấy chứng nhận QSDĐ phần đất này gộp với diện tích nhà ông Nguyễn Kim Đương khiến đại diện dòng họ bức xúc.
Không đơn giản là phủ thờ, ngôi nhà vườn của công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em gái vua Khải Định) còn nổi tiếng về luật phong thủy cùng nhiều cổ vật của triều đình nhà Nguyễn được lưu giữ nguyên vẹn.
Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực. Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thờ ông Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân chông Pháp ở Nam Bộ. Lễ giỗ ông được tổ chức hàng năm vào ngày 18, 19 tháng 10 âm lịch. Tag:Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh, lễ giỗ, đền thờ
Nằm ở trung tâm Tp.Hội An, ngôi miếu cổ thờ Quan Công mang nhiều tên gọi khác nhau như Quan Thánh đế miếu, Trừng Hán cung, Hiệp Thiên cung... Nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn lưu giữ bút tích của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm - thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du.
Dưới đây là toàn văn bản dự thảo, được trình lên Đại Hội Hội Đồng Họ Nguyễn Việt Nam phê duyệt và gửi lên các cấp chức năng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua.
( DOWNLOAD BẢN GỐC TẠI ĐÂY )