Vua Gia Long với những nhận định " lịch sử "

Chủ nhật - 02/08/2015 23:48
(honguyenvietnam.org) - Nguyễn Ánh là vị vua có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802). Sau đây là một số lời nhận xét của các sử gia, nhà nghiên cứu về ông:
Vua Gia Long
Vua Gia Long

Nhận định chung

Vua Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sợ khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy.

Công nghiệp của ngài thì to thật, tài trí của ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa.”- Trần trọng Kim.

“Cũng còn có ý kiến cho rằng triều đại nhà Nguyễn từ đời vua Gia Long trở đi là triều đại phong kiến tàn ác, khắc nghiệt. Thực ra, đây chưa hẳn là do Gia Long có chính sách lạc hậu, phản động. Tình hình loạn lạc, đói kém đã diễn ra suốt thế kỷ XIX cho đến khi Pháp xâm lược. Nhà Nguyễn bất lực nên phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Riêng Gia Long, sự cố gắng chấn hưng lại rõ ràng, cần phải có sự công bằng, không định kiến không bị ảnh hưởng thiên lệch mà đặt lại vấn đề Gia Long cho đúng sự thật ở nơi ông.”- Vũ Ngọc Khánh.

“Về Nguyễn Ánh: Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (mà những người theo lý thuyết Mác-xít thường gọi là “Khởi nghĩa nông dân”) bắt đầu xảy ra vào năm 1771, khi Nguyễn Huệ sau này trở thành vua Quang Trung vĩ đại bấy giờ mới 18 tuổi, thì lúc đó Nguyễn Ánh còn kém Nguyễn Huệ ít ra là 7 tuổi, nghĩa là mới chỉ một cậu bé con trên 10 tuổi, cháu của chúa Nguyễn Phước Thuần. Thế mà chính “cậu bé” Nguyễn Ánh đó – sau khi chúa Nguyễn và gần như hết thảy những nhân vật của dòng chúa đã bị họ Nguyễn Tây Sơn thủ tiêu sạch trơn – đâu chỉ khoảng 14 tuổi, từ xứ Huế, xứ Quảng chạy vô châu thổ sông Cửu Long và gần như là đại diện duy nhất còn lại của dòng chúa Nguyễn, đã trở thành vị Nguyên Soái chống lại phong trào Tây Sơn đang dâng lên và lan tỏa trong toàn quốc từ Nam chí Bắc như triều dâng thác đổ.

“Nguyễn Ánh (Gia Long từ 1802) đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu – có lúc là “quái ác” – của vua Xiêm cũng có. Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba “thắng không kiêu, bại không nản”. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây “áp lực” song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để “thoát ra” được sự khống chế đó và – cho dù chỉ theo ý kiến cá nhân tôi – ông vẫn là NGƯỜI VIỆT NAM và đứng đầu một CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM, cho dù ông chịu nhiều áp lực ngoại bang và cũng có lúc phải sử dụng nhiều cố vấn trong nước và nước ngoài. Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩ và làm phần nhiều theo ý ông. Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông – con hoàng tử Cảnh – làm người kế vị ông. Mà Minh Mạng, thì nên trọng nể và học tập ông về việc quản lý hành chánh đất nước và xã hội nhiều hơn nữa, chứ trách cứ ông thì cũng dễ thôi.”

“Gia Long dù bắt đổi Thăng Long (昇 龍) từ thành phố Rồng bay thủ đô cả nước ra Thăng Long (昇 隆) – ngày thêm thịnh vượng – thủ phủ Bắc thành và dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám – Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại!” – GS. Trần Quốc Vượng– Mấy vấn đề về vua Gia Long 

Trong "Mấy vấn đền về vua Gia Long" GS. Trần Quốc Vượng Còn viết: 

"Tuy sự thật lịch sử cho tôi – và cho chúng ta – biết rõ rằng những điều khoản của Hiệp ước Versailles ấy đã không thực hiện và sau này, khi đại diện của chính phủ Pháp đòi vua Gia Long thực hiện hiệp ước Versailles thì vua Gia Long đã kiên quyết từ chối với lý do rất chính đáng là: nước Pháp có thực hiện điều khoản nào của hiệp ước Versailles đâu

Trên đường từ Pháp về Pondichery (Ấn Độ), giám mục Bá Đa Lộc chỉ tuyển được một số sĩ quan, kỹ sư, kẻ “phiêu lưu” người Pháp và với một số rất ít kinh phí mua được vài cái tàu bọc đồng – mà vua Quang Trung coi là những sự hù dọa vớ vẩn – để mang về giúp Nguyễn Ánh. Cho nên theo tôi, cố giáo sư Trần Đức Thảo và một số người khác đã viết hơi quá đà, rằng sự viện trợ của Pháp là một trong những nhân tố quan trọng nhất để tập đoàn Nguyễn Ánh đã đánh bại phong trào triều đại Tây Sơn, từ Nguyễn Nhạc đến Cảnh Thịnh – Bảo Hưng (1792-1802).

Như vậy, với những điều viết trên, là tôi đã có một hàm ngôn rằng, sự thắng lợi của Nguyễn Ánh đối với triều đại Tây Sơn chủ yếu là do những nguyên nhân nội sinh, và đứng về mặt cá nhân tôi hay là của chúng ta nhỉ, cũng đáng nên “khâm phục” dù “chút chút” – Nguyễn Ánh – một người có cá tính mạnh, từ một cậu bé con của một ông chúa bị giết hại trong tù, gần như đã nhiều lúc không còn một mảnh giáp, không còn một tấc đất, đã lấy lại được quyền bính trong cả nước Việt Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Theo PGS Trần Lâm Biền, nền mỹ thuật Việt Nam chỉ có những thi pháp kiến trúc chung từ xứ Lạng đến Gia Định thành là từ Nguyễn Gia Long

Cho nên, cũng không phải quá đáng lắm khi linh mục Nguyễn Phương và một số nhà sử học nước ngoài khác – từ phe XHCN (cũ) đến phe tư bản chủ nghĩa – cho rằng Nguyễn Ánh là người trên thực tế đã thống nhất đất nước chứ không phải là ông vua anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung, mặc dù ông vua anh hùng 3 lần vĩ đại này đã gạt bỏ những thế lực quân chủ thối nát ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và những lực lượng ngoại xâm đứng đàng sau những quyền lực khốn nạn ấy. Và như vậy, xét về mặt lịch sử khách quan là đã góp phần rất lớn vào công cuộc thống nhất đất nước.

Nguyễn Ánh (Gia Long từ 1802) đã bôn ba từ đất liền đến hải đảo, từ Việt đến Xiêm, đánh Tây Sơn bại rồi thắng to cũng có, mà đánh thắng cả Miến Điện theo yêu cầu – có lúc là “quái ác” – của vua Xiêm cũng có. Nguyễn Ánh bẩm sinh và sinh nghiệm là một vị tướng tài ba “thắng không kiêu, bại không nản”. Bị Xiêm rồi bị Pháp và sau cả Thanh Mãn Trung Hoa khống chế, gây “áp lực” song Nguyễn Ánh vẫn tìm mọi cách để “thoát ra” được sự khống chế đó và – cho dù chỉ theo ý kiến cá nhân tôi – ông vẫn là NGƯỜI VIỆT NAM và đứng đầu một CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM, cho dù ông chịu nhiều áp lực ngoại bang và cũng có lúc phải sử dụng nhiều cố vấn trong nước và nước ngoài. Ông nghe nhiều nhưng ông nghĩ và làm phần nhiều theo ý ông. Từ 1815 hay về cuối đời, dù nể trọng Tả quân Lê Văn Duyệt, ông vẫn quyết định chọn hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng ngày sau) chứ đâu có chọn cháu đích tông – con hoàng tử Cảnh – làm người kế vị ông. Mà Minh Mạng, thì nên trọng nể và học tập ông về việc quản lý hành chánh đất nước và xã hội nhiều hơn nữa, chứ trách cứ ông thì cũng dễ thôi.

Cho dù ông tin cậy và nhờ cậy vào giám mục Bá Đa Lộc và tỏ ra “khoan hòa” với Thiên chúa giáo của phương Tây, cho dù hoàng tử Cảnh – trưởng nam của ông – đã trở thành giáo dân Thiên chúa giáo, khi ở Gia Định (Nam Bộ) cũng như khi trở thành hoàng đế toàn Việt Nam, ông vẫn tôn Nho, trọng dụng “Gia Định tam gia” người Việt gốc Hoa (Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tịnh), vẫn trọng Phật, Lão và tín ngưỡng dân gian, dù là Việt Nam, là Khơ Me, hay là Chăm, là Thượng… Đội cận vệ của Gia Long, theo sử chép, chủ yếu là người “Thượng” (Sơn nhân). Ở thập kỷ 80, tôi đi điền dã ở xứ Quảng, ở Tây Nguyên, các tộc “thiểu số” vẫn nhắc đến Gia Long với một niềm kính nể. Có một thứ cây nửa trồng nửa hoang dại mang tên “Hoàng oanh quất” (quýt vàng) quả ăn ngon, người dân tộc vẫn bảo tôi rằng đó là thứ quả cây của vùng sơn cước đã nuôi sống Nguyễn Ánh thời khăn khó, sau này trở thành Quýt Ngự. Ấy là tôi chưa kể “Quế Trà My”…

Như tôi đã nghiệm sinh trên điền dã khắp Bắc Trung và chút chút ở miền Nam, tôi đã thấy cả Nguyễn Nhạc và cả Bắc Bình Vương – Quang Trung (tất nhiên cả Nguyễn Lữ nữa) đã thất nhân tâm khi các ông – như học giả Tạ Chí Đại Trường đã dẫn ra nhiều chứng cứ (Xem Nội chiến ở Việt Nam 1771-1801…) – ở miền Trung, chỉ để 01 chùa ở cấp huyện, ở miền Bắc chỉ để 01 chùa ở cấp tổng. “ĐẤT VUA – chùa LÀNG – Phong cảnh BỤT” – sáng – chiều nghe tiếng chuông chùa “chiêu mộ” để tấm lòng thư giãn, để biết thời gian trôi chảy vô thường đã từ lâu in hằn vào tâm thức người Việt. Phá chùa, đập tượng, nung chuông (làm tiền, làm khí giới) là làm phản lại tâm thức Việt Nam. Có lẽ nào dân gian xứ Bắc – Đàng Ngoài vốn kính VUA (Lê) nể CHÚA (Trịnh) và sùng Phật – Đạo, dù rất trọng Quang Trung đã vì dân mà chiến đấu và chiến thắng giặc Mãn Thanh, thế mà bên câu ca dao “cổ” (XV):

Lạy trời cho cả gió lên,

Cho cờ vua Bình Định phất (phới) trên kinh thành.

 Lại có câu ca dao “cận đại”:

Lạy trời cho cả gió Nồm,

Cho thuyền chúa (vua) Nguyễn thắng buồm thẳng ra !

                   Ra… là ra Bắc. Vô là vô (vào) Trung – Nam. Đấy là một câu ca dao thuần Bắc cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đừng nên chỉ suy diễn lòng dân (XVIII-XIX) theo chủ quan “bác học” (XX), mà nhà làm sử rất nên tham khảo Folklore, nhất là Folklore cổ – cận – dân gian.

Quân Tây Sơn vào Nam – Nam Bộ – thì phá Cù Lao Phố (Biên Hòa hiện nay), giết hại thương nhân Hoa kiều, vứt phá hàng ngoại bỏ ra đầy đường, sau ở Sài Gòn thì cũng vậy; ra Trung thì tàn phá Hội An (Faifoo), 10 năm sau còn chưa phục hồi lại được; ra Bắc thì phá Vị Hoàng, phố Hiến và có đâu chừa lắm cả Thăng Long. Khi nho sĩ Bắc Hà – mượn lời nông dân xóm Văn Chương – để thưa kiện với chúa Tây Sơn về việc tòa Văn Miếu – bia Tiến Sĩ bị phá thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành thật phê vào đơn:

Thôi ! Thôi ! Thôi ! Việc đã rồi !

Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta !

Nay mai dựng lại nước nhà,

Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian.

Thôi cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải (1785-1786) !

Gia Long dù bắt đổi Thăng Long (昇 龍) từ thành phố Rồng bay thủ đô cả nước ra Thăng Long (昇 隆) – ngày thêm thịnh vượng – thủ phủ Bắc thành và dời thủ đô cùng cả Quốc Tử Giám – Văn Miếu vào Huế thì ở Văn Miếu Thăng Long, Gia Long vẫn cho xây một tòa Khuê Văn Các, nhỏ thôi mà cực đẹp; và ở thành cũ hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, ông cũng cho xây một tòa Cột Cờ cao đẹp nhất kinh thành ngày ấy và cho đến nay còn tồn tại !

Thế thì kể ra cũng khó mà chê Gia Long và nghệ thuật kiến trúc Nguyễn ! Mà chê bai làm gì nhỉ, khi chúng – với thời gian – đã trở thành cái ĐẸP, cái Di sản Văn hóa Dân tộc – Dân gian.

Huế trở thành một Di sản Văn hóa Nhân loại – theo Quyết định của UNESCO 1993, mà hiện nay ta rất tự hào và đang biến thành Trung tâm Du lịch Văn hóa Việt Nam là NHỜ AI, nếu không phải là nhờ VUA – QUAN – DÂN thời Gia Long – Minh Mạng – Tự Đức và Nguyễn nói chung ?"

Kỷ niệm 194 năm ngày mất của vua Gia Long và 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời, báo Nhân dân điện tử ngày 19/1/2014 đã đưa tin: “Sáng nay 19-1, tại Thế Tổ Miếu (Đại nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc tổ chức lễ kỷ niệm 194 năm ngày mất của Vua Gia Long (1820-2014) - vị vua đầu tiên của triều Nguyễn, là người có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và thống nhất bờ cõi của Việt Nam đầu thế kỷ 19; đồng thời kỷ niệm 210 năm Quốc hiệu Việt Nam ra đời (1804-2014)”.

Bài báo cho biết:  “Thế Tổ Cao hoàng đế niên hiệu Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1762, mất ngày 3 tháng 2 năm 1820, là vị chúa Nguyễn thứ 10 cũng là vị hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguyễn, người đã thống nhất toàn cõi Việt Nam sau hơn 200 năm đất nước bị chia cắt, phân liệt. Dưới thời vua Gia Long, lãnh thổ nước Việt Nam rộng lớn hơn bao giờ hết, trải dài từ biên giới Trung Quốc đến vịnh Thái Lan, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng dưới thời vua Gia Long, Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên chính thức được sử dụng vào năm 1804, đến nay đã tròn 210 năm”.

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam
 Từ khóa: vua gia long

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Họ Nguyễn Việt Nam.ORG

Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...

Quỹ Cộng Đồng HNVN
 
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay11,071
  • Tháng hiện tại309,476
  • Tổng lượt truy cập13,996,761
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây