Lễ khánh thành trùng tu tôn tạo "Châu Hương Viên" của cụ Ưng Bình - Thúc Giạ Thị sẽ diễn ra vào lúc: 17 giờ ngày 06-6-2024.

Thứ năm - 06/06/2024 01:27
Sau hơn 15 tháng thi công kể từ ngày khởi công vào 25-3-2023, sáng nay, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị cho lễ khánh thành trùng tu tôn tạo Châu Hương Viên, diễn ra vào lúc 17 giờ chiều nay, 06-6-2024.
Phối cảnh Châu Hương Viên khi hoàn thành công tác tu bổ, tôn tạo
Phối cảnh Châu Hương Viên khi hoàn thành công tác tu bổ, tôn tạo

Ưng Bình Thúc Giạ Thị là một nhà thơ nổi tiếng của xứ Huế, với gia tài gần 2.000 bài thơ chữ Việt và chữ Hán. Ông cũng được biết đến là một nhà soạn tuồng tài ba và là người có công lao lớn trong việc hình thành và phát triển Ca Huế thính phòng. Nhờ những sáng tác và làn điệu Ca Huế của ông, sinh hoạt Ca Huế của người dân xứ Huế đã trở nên đặc sắc, được duy trì và phát triển đến ngày nay.

Năm 1933, sau khi rời quan trường, Ưng Bình đã mua lại mảnh vườn để xây dựng Châu Hương Viên với ngôi nhà 3 gian 2 chái và một số công trình phụ trợ, mong muốn nơi đây sẽ là chốn dưỡng già. Châu Hương Viên cũng là nơi hội tụ các văn nhân, mặc khách của “Hương Bình thi xã” vang bóng một thời.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, Châu Hương Viên đã bị hoang hóa, không ai chăm sóc, và ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng. Một phần mái nhà và cột, rường chịu lực đã bị sập do mối mọt. Khu vườn rộng 4 sào 7 thước của Châu Hương Viên cũng bị thu hẹp do người dân chuyển về sinh sống, lấn chiếm.

Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế thính phòng, là một trong những người đã nhiều lần kêu gọi trùng tu không gian Châu Hương Viên. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm có phương án trùng tu khi chứng kiến di tích này xuống cấp nghiêm trọng.

Cuối năm 2019, Châu Hương Viên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử tỉnh quản lý.

Châu Hương Viên - Địa chỉ văn hóa của Ca Huế

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh, cho biết việc bảo tồn và tu bổ sẽ được thực hiện ở nhiều hạng mục, bao gồm phục dựng lại toàn bộ di tích gốc như nhà chính, nhà phụ, bình phong. Sân vườn mặt trước và khu vực xung quanh khuôn viên cũng sẽ được cải tạo và chỉnh trang, cùng với việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, chống sét, và nhà vệ sinh. Tổng kinh phí cho dự án này là hơn 10 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 1 năm.

Sau khi tu bổ và tôn tạo, bảo tàng sẽ xây dựng đề cương trưng bày một số hình ảnh, sách báo tại di tích, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để biến nơi đây thành một địa chỉ sinh hoạt của các câu lạc bộ thơ, các chương trình biểu diễn Ca Huế, và tích hợp vào các tour du lịch.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, nhấn mạnh rằng trải qua hơn nửa thế kỷ hoang phế và tác động của thời tiết khắc nghiệt, phần lớn các công trình tại Châu Hương Viên đã bị lấn chiếm và xuống cấp nặng nề, có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Do đó, việc bảo tồn và tu bổ di tích Châu Hương Viên là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm cứu vãn di tích và cải tạo không gian cảnh quan khu vực.

Ông Hải cũng đề nghị Bảo tàng Lịch sử tỉnh, với tư cách là chủ đầu tư, phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công và đơn vị giám sát để triển khai dự án đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Trong tương lai, Châu Hương Viên phải thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa và điểm sinh hoạt Ca Huế đặc sắc, hấp dẫn, đồng thời là sản phẩm du lịch mới, góp phần làm phong phú hệ thống điểm tham quan du lịch tại thôn Vỹ Dạ xưa nói riêng và thành phố Huế nói chung. Đây cũng sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
 

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 – 1961, Ưng Bình là tên, hiệu Thúc Giạ Thị). Ông sinh ra tại làng Vỹ Dạ, trong một gia đình hoàng tộc, có truyền thống văn chương. Năm 1904, Ưng Bình tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, đỗ đầu kỳ thi Ký Lục. Năm 1909, đỗ cử nhân Hán học và bắt đầu con đường quan lộ.
Từ Ký Lục, Ưng Bình được bổ làm Tri Huyện, thăng Tri Phủ, rồi lần lượt thăng Viên ngoại, Thị lang, Bố Chánh Hà Tĩnh, Tuần Phủ Phú Yên, Phủ Doãn Thừa Thiên. Năm 1932, Ưng Bình đã tích cực tham gia vận động thành lập Hội An Nam Phật học Trung Kỳ.
Ở tuổi 57 tuổi (1933), ông hồi hưu, được thăng hàm Thượng Thư Tri Sự. Lúc này tuổi đã lớn nhưng Ưng Bình vẫn tham gia tích cực các hoạt động văn hóa, xã hội, được cử giữ chức Hội Trưởng Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ Trung Kỳ (1939-1940), bầu làm Viện Trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ (1940-1945), nhằm tranh thủ quyền dân sinh dân chủ cho dân nghèo. Năm 1943, Ông được thăng Hiệp tá Đại học sĩ, lần lượt được bầu làm chủ soái Vỹ Hương Thi Xã (1933-1945) và Hương Bình Thi Xã (1951-1961) cho đến cuối đời.


 
Ông Nguyễn Phúc Vĩnh Khánh - Nhà nghiên cứu văn hoá Huế - Hậu duệ dòng họ Nguyễn Phúc
Ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh - Nhà nghiên cứu văn hoá Huế - Hậu duệ dòng họ Nguyễn Phước ( Phúc )








Nguồn ảnh: Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Vĩnh Khánh

Tác giả bài viết: Ts Nguyễn Hữu Thi

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay8,423
  • Tháng hiện tại254,468
  • Tổng lượt truy cập13,359,956
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây