Có một người nội thân làm chức hương mục (là giúp lý trưởng lo việc tuyền phòng canh gác trong xã) mọi năm trước làm chủ tế của làng nhưng năm ấy có quan huyện về, biết chắc chắn mình không được làm chủ tế nên đem lòng ghen tị và đã lập mưu làm hại quan huyện. Trong lúc ông Tiệp đang bận việc tế lễ Thành Hoàng thì ông hương mục đã lập mưu là sai người đầy tớ lấy miếng thịt thụ tộ lén bỏ vào tráp quan huyện (chữ thụ tộ chữ Hán) viết là nghĩa là chịu phúc của thần, bởi vì miếng thịt mà người ta đặt tên cho nó, sau khi tế thần xong được biếu cho người chủ tế, miếng thụ tộ này được cắt trên lưng con vật tế thần bằng khoảng cái bao thuốc lá và cắm vào một cái que to và dài hơn que tăm rồi để cạnh chỗ đã khoét ra (xin xem từ thụ tộ ở dòng 1) trang 673 quyển từ điển Hán Việt cổ đại và hiện đại do Trần Văn Thánh biên soạn và nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh phát hành).
Sau khi tế lễ xong, hương mục nọ sai từ dịch kêu lên làng là bị mất miếng thịt thụ tộ và bắt những người dưới quyền phải truy tìm miếng thịt đó từ tráp ông Cống. Hương mục là người to mồm nhất hô hoán lên là khoa viên, khoa viên ăn trộm thịt tế của làng.
Quan huyện đã hiểu hết vấn đề, giận bầm gan tím ruột nhưng biết phân bua làm sao, ông bèn ra vườn tìm được một phiến đá dẹt rồi vào mở tráp lấy bút mực viết vào hai câu như sau: “Ngật ngật song đài thiên cổ miếu” “Trầm trầm phiến thạch ức niên bi” Có nghĩa là hai cái miếu cao cao này còn tồn tại hàng ngàn năm và phiến đá này là cái bia chìm mãi đến ức năm sau. Rồi ông Cống đốt hương lên đứng giữa sân đền khấn với trời đất quỷ thần xin từ nay trở đi đừng cho họ Nguyễn dự vào hàng khoa cử nữa, trừ khi hòn đá này nổi lên trên mặt nước, rồi ông đứng giữa hai đền ném hòn đá xuống giữa lòng bạu Bạc.
“Trước năm 1950 khi chưa có phong trào hợp tự ở chỗ đó vẫn còn hai cái đền đối diện nhau ở hai bên bờ bạu Bạc, bên bờ Nam là đền thờ ông Đào Vưu Thành hoàng làng yên nghĩa thường dân hay còn gọi là đền nhà ông, nay chỗ ấy cha con Phạm Bính đang ở đó, bên bờ Bắc là đền thờ bà Nguyễn Thị Bống con gái cụ Nguyễn Dư bị mất lúc trước đã được vua Lê Hiển trọng phong sắc thần là “Thượng thượng đảng thần chú sơn thần nữ Nguyễn Thị Hoa Nương vào năm cảnh hưng thứ 44 vào tháng 6 năm quý mão tức năm 1783 là Thành hoàng của giáp Thanh Uyên, hiện nay chỗ ấy ông Cúc hiên đang ở, phường dân hay gọi là nhà bà.
Từ đó trở đi đã hơn trăm năm, trong họ có lúc 8,9 người, có lúc 9,10 người đi thi mà không đậu. ví dụ như ông Nguyễn Huy Bành đã hạch ở huyện được đầu ba lần mà năm qui dậu 1873 cả 3 anh em đi thi đều không đậu (tôi đã có bài viết về việc ông Bành bị hỏng bay) hay như ông Nguyễn Năng Định cũng 3 lần đầu huyện (trong bài vị đan được hợp tự thờ tại đại tôn có đoạn viết huyện hạch tam khôi sĩ) mà 5 anh em đi thi cũng không ai đậu cả.
Đến năm Giáp Tuất 1874 - năm sinh Bính Tuất 1886 gặp thời gian loạn lạc, nhà thờ cái thì hư hỏng, cái thì bị quân đốt cháy, gia phả mất mát, họ hàng ly tán nên không tế chung, thứ bậc tôn ty bị đảo lộn, thậm chí trai gái kết hôn mà không biết là người cùng họ. Thủa ấy họ ta điêu tàn, thật là cay đắng.
Trước tình hình họ ta như thế nên năm Mậu Tuất 1898 họ đã họp lại để bàn những việc phải làm gấp chủ yếu gồm các vị sau đây:
1- Ông Nguyễn Bỉnh thường gọi Cố Bá thuộc đời thứ 11.
2- Ông Nguyễn Đức Châu thường gọi là Cố Luyện đời thứ 12.
3- Ông Nguyễn Công Nhuận thường gọi là Cố Tứ Van đời thứ 12.
4- Ông Nguyễn Duy Khang thường gọi là Cố Bá Khôi đời thứ 12.
5- Ông Nguyễn Sửu thường gọi Cố Sơn thuộc đời thứ 11.
(Không phải Nguyễn Sửu là ông Bá Vạn, tôi thường gọi bằng bác đường thúc bá nên biết rõ, khi sinh thời ông là chi trưởng họ Hầu Trị sự chị thứ hai cụ Năng Võ nhưng không tham gia những sự việc của họ), đã bàn và quyết định những việc làm sau đây”.
- Lập đàn mời thầy phù thủy đến đền tụng kinh để giải oan và cầu siêu cho ông Hương Cống Nguyễn Khắc Tiệp.
- Thuê 6 người làng vạn ở Nam Hà ra Phố châu và xuống Vạn Choi thuê tiếp 6 người nữa thành 12 người đến chỗ ngày xưa ông Tiệp đã ném đá xuống bàu Bạc lặn xuống đáy bàu vớt tất cả đá to, đá nhỏ, đá tròn đá dẹt lên bỏ vào 2 cái cũi bằng gỗ tàu đã được neo nọc chắc chắn bên bờ tràn phía bắc ngay dưới chân nền nhà đền thờ bà Bông. (Tháng 6 năm mậu dần (1938) một buổi trưa tôi đi xem cô Kính ví giôm bắt cá mè ở Vực đền rồi lại đó tắm vẫn còn thấy 2 cái cũi còn đá gần đầy trong đó).
- Mộ quan huyện Nguyễn Khắc Tiệp trước táng ở một khoảnh đất ước độ 10 thước gần khu dân cư cũng vừa gần rú cửa do người cháu bên họ ngoại trông coi có tên là Phạm Chích Họ đã quyết định cải cách, cử làng xuống làng Mỹ Hòa mời thầy địa lý có tên đẹp gọi là Cố Đốc đến lấy huyệt ở chân núi Rú Cữa về phía Đông Bắc. Thầy địa lý phán rằng huyệt này sẽ sát sư nhưng tôi cũng đã già rồi chết cũng được tôi xin giúp họ, và trước sẽ sát sau mới phách. Do sợ hệ lạy sát sư nên khi hạ huyệt đã thuê một lão nông tên là lão Tặng bâng tiểu đặt xuống huyệt rồi mới xây am. Hướng mộ chiếu vào đền Phúc Lai là nơi thờ thánh Tam lang nên sau khi xây am xong trong vườn đền bị chết đứng 18 cây lôi, trong họ Nguyễn cũng bị chết mất 18 người không bình thường trong một thời gian ngắn và Cố Đốc cũng chết luôn. Lúc đó có nhiều người trong họ xôn xao là hướng mộ sát như thế đòi họ phải dời đi nơi khác nhưng những người có thế lực trong họ cương quyết không dời và bảo rằng đã sát rồi sau sẽ phát.
Đến tháng 10 Kỷ Hợi (11/1899) có người cháu đời thú 12 là ông Nguyễn Đào Quý mời các chi lại để lập sổ họ và tháng 11 sẽ tế Đông Chí và ngày 22 tháng 12 năm 1899 (Trong xã có nhiều chi họ Nguyễn không theo về) Năm Canh Tý 1900 đăng khoa được và nhất bảng, ông Nguyễn Đào Quý thi trúng tú tài và sau đó được phong sắc “Hàn lâm đại học chiếu”.
Đến năm Tân Sửu 1901 họ lại bàn xây khoa giáp đường và mua nửa sào ruộng ở xứ Đồng sân là loại ruộng tốt, kinh phí cũng chủ yếu là 5 vị đã kể ở trên đóng góp. Đám ruộng giao cho ông Nguyễn Cửu là con đầu của Nguyễn Sửu cày và biện lễ tế Trung khu tại khoa giáp đường chủ yếu là cúng ông Tiệp và ông Nguyễn Huy Bành vì 2 ông này không có con đồng thời cúng vọng các vị khoa bảng trong họ. Sau năm 1950 do phong trào hợp tự, các chùa đền trong xã đều phải tập trung vào đền Phúc lai nên Khoa giáp đường của họ Nguyễn cũng chẳng ai dám đến thắp hương, còn đám ruộng ở Đồng Sân năm 1955 cũng bị tịch thu mất rồi.
Mái đền năm 1990 tộc trưởng Nguyễn Văn Sung xin đất đã cho 7 thước trung bộ mà hiện nay đang có nhà Khoa đường trên đó. Ngày 20 tháng 9 Quý Tỵ họ mới bàn việc làm vệ sinh vườn và nhà Khoa giáp đường vào các ngày sau đó để làm giỗ cụ Nguyễn Khắc Tiệp vào 25 táng 9 Quý Tỵ. Cho nên chiều 23/9 tức 27/10/013 nhà Khoa giáp đường đã hơn một trăm năm nay tuy chưa đổ nát nhưng không còn nguyên vẹn nữa, đã hỏng mất 2 đôi câu đối, và đây là những chữ, biển và câu đối còn.
Thành Thái thập tam Tự đức thập ngũ Đạo Cương Nghĩa Thường Môn Trụ NGUYỄN THI KHOA GIÁP ĐƯỜNG Thiên Cương Thu Thường Bất Trụ Hủ Quang Danh Tính |
Ngày 25/9 Quý Tỵ làm giỗ ông Tiệp có hàng trăm con cháu đến dự lễ hình thức nghiêm trang. Tôi đã khẩu đọc một bài như dạng điếu văn Cụ Tiệp và bài thơ đường như sau:
Khoa giáp đường họ Nguyễn
Trăm lẻ mười hai năm kỷ niệm
Khoa đường họ Nguyễn vẫn còn đây
Gió mưa không hủy mất di tích
Giông bão vẫn còn câu đối hay
Các cụ ngày xưa đà sáng kiến
Họ ta nay giữ chốn thiêng này
Mong sao lưu mãi cùng con cháu
Mãi mãi vẫn còn nhà miếu xây.
Được nghe ông nội là cụ Nguyễn Duy Khang thường gọi là cố á Khôi kể lại những việc họ đã làm trước và sau năm Canh Tý 1900 tháng 5 Canh Thìn (tháng 6/2000) họ Nguyễn thứ chi dòng trưởng Hầu Đại sứ Nguyễn Năng Võ đã giao cho tôi chịu trách nhiệm cùng với một số vị khác tu chỉnh lại gia phả nên tôi đã đến tựu trưởng đại tôn Nguyễn Văn Sung mượn gia phả trước để lại kèm căn cứ viết các đời trước và được ông Sung cho mượn quyển gia phả viết bằng chữ Hán vào năm 1932. Tôi đã đưa lên Phố châu sao chụp lại cho nên bây giờ tôi vẫn còn quyển ấy và những sự việc trong họ xảy ra trước và sau năm Canh Tý 1900 đều được ghi trong đó từ trang 26 đến trang 31.
(Bài viết của ông Nguyễn Duy Tình)
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Tình
Ý kiến bạn đọc
Thư mời tham gia xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử Họ Nguyễn Việt Nam ************************* Kính gửi : Cộng Đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta là một dòng Họ rộng lớn và rất nhiều chi, nhiều nhánh Họ rộng khắp trên toàn quốc và cả thế giới. Việc thành lập một Cổng Thông...