Danh Nhân Họ Nguyễn ( thời phong kiến )

Chủ nhật - 07/04/2013 05:31
Danh nhân nổi tiếng họ Nguyễn Việt Nam
Thời phong kiến Việt Nam
Danh Nhân Họ Nguyễn ( thời phong kiến )
1. Nguyễn Bặc (924-979) là người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Ninh Bình), là công thần khai quốc nhà Đinh có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp, chấm dứt loạn 12 sứ quân vào thế kỷ X trong lịch sử Việt Nam.
2. Nguyễn Viễn là một vị quan dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) và Lý Nhân Tông (1072 - 1127). Do có nhiều công lao nên ông được vua Lý Nhân Tông phong chức Tả Tướng Quốc, Tham Tri chính sự.
 
3. Nguyễn Nộn  (? -1219 hoặc 1229) là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình vào cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Nộn người xã Phù Dực (huyện Tiên Du), nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam. Theo phả hệ họ Nguyễn, ông là cháu 5 đời của Định quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh làm lên chức Hoài Đạo Vương
4. Nguyễn Thế Tứ (1225-1257) là con trưởng của Hoài Đạo Vương Nguyễn Nộn, Tiểu sử ngài không rõ. Ngài làm quan dưới triều Trần Thái Tông (1225 - 1226) chức Đô Hiệu Kiểm
 
5. Nguyễn Hiền (1234 - ?) đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi. Ông là người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).
 
6. Tuệ Tĩnh Thiền sư ( 1330-?) tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, thường được gọi tắt là Tuệ Tĩnh hoặc Huệ Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng(nay là tỉnh Hải Dương) được phong là ông tổ ngành dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.
 
7. Nguyễn Cảnh Chân (1355 - 1409) là danh tướng chống quân Minh đời Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông người làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Có ý kiến cho rằng con cháu của ông về sau có lắm người danh tiếng được các vua chúa thời Hậu Lê tin cần:
 
    Thái phó, Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan
    Thái bảo, Thư quận công Nguyễn Cảnh Kiên
    Thiếu phó, Thắng Quận công Nguyễn Cảnh Hà
 
8. Nguyễn Cảnh Dị ( ? – 1414) là một trong những danh tướng của nhà Hậu Trần chống giặc nhà Minh. Quê ông ở làng Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai của Đồng tri khu mật viện tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân. Sau khi Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất bị Giản Định Đế giết, ông cùng con Đặng Tất là Đặng Dung tôn Trần Quý Khoáng lên làm vua, chống quân Minh.
 
9. Nguyễn Trãi ( hiệu là Ức Trai ), (1380–19/9/1442), quê ở làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông là con trai của ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Ông thi đỗ Thái học sinh năm 1400, từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam.
 
10. Nguyễn Xí ( 1396-1465) là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt Nam,
 
11. Nguyễn Trực (1417-1474), hiệu là Hu Liêu, tự là Công Dĩnh, quê xã Bối Khê huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội). Ông đỗ đầu trong số đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (tức trạng nguyên) năm 1442 đời vua Lê Thái Tông, là lưỡng quốc trạng nguyên. Nguyễn Trực sinh ngày 16 tháng 5 năm Đinh Dậu (1417), trong một gia đình nho học. Ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính[2], giữ chức Nho học huấn đạo giáo quan Quốc Tử Giám, thời vua Trần Hiến Tông. Bố của Nguyễn Trực là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung[2].
 
12. Nguyễn Nghiêu Tư (? - ?), hiệu là Tùng Khê,  người huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn. Ông là một trạng nguyên nhà Hậu Lê[2], làm quan đến chức Thượng thư[3].
 
13. Nguyễn Quang Bật ( 1463–1505) là người đỗ trạng nguyên năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông là người huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
 
14. Nguyễn Giản Thanh ( thường được gọi là Trạng Me; 1482–?) là trạng nguyên khoa thi Đoan Khánh năm thứ tư (1508), đời vua Lê Uy Mục. Ông là con của tiến sĩ Nguyễn Giản Liêm, người làng Ông Mặc (tục gọi là làng Me) huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
 
15. Nguyễn Đức Lượng (1465 - ?), người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), đỗ đầu khoa tháng tư, Giáp Tuất, Hồng Thuận năm thứ 6 (1514), đời Lê Tương Dực. Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ. Khi ông chết, được tặng thượng thư.
 
16. Nguyễn Thiến ( ?-1557) là Thư Quận công, Thượng thư, Trạng nguyên của nhà Mạc.
 
17. Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491–1585) được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê-Mạc phân tranh cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam
 
 18. Nguyễn Kim (1468-1545) ở Thanh Hóa là một danh tướng Việt Nam thời nhà Hậu Lê. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư quyển XV ghi: ông là con An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ. Ông có hai con trai đều là tướng giỏi được phong chức Quận công: Nguyễn Uông (bị Trịnh Kiểm giết) và Nguyễn Hoàng. Sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở miền nam Việt Nam.
 
19. Nguyễn Quyện ( 1511-1593) là danh tướng trụ cột của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam, tước Văn Phái hầu sau được phong làm Thạch quận công, Chưởng phù Nam vệ, Quốc công, Tả đô đốc Nam đạo, Thái bảo. Nguyễn Quyện là con của Thư Quận công, Thượng thư, Trạng nguyên Nguyễn Thiến, người làng Canh Hoạch, phủ Thanh Oai nay thuộc tỉnh Hà Tây.
 
20. Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà Hậu Lê chạy loạn về đây. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc. Ông là người có công mở mang bờ cõi cho nước việt, là chúa Nguyễn đầu tiên ở miền nam Việt Nam.
 
21. Nguyễn Hy Quang (1634-1692), húy Vẹ, tự Hy Quang, là một nhà giáo, đại thần nhà Hậu Lê. Ông sinh ngày 28 tháng 3 năm Giáp Tuất, niên hiệu Đức Long (tức năm 1634), quê ở làng Trung Tự, phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Đây vốn là một trong 36 phường của Kinh đô Thăng Long thời Lê.
 
22. Nguyễn Kỳ (?-?), người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất (1541), đời Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải). Làm quan đến Hàn lâm thị thư.
 
23. Nguyễn Lượng Thái ( ? - ?), người xã Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã An Bình, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trú quán xã Trạm Lộ (cùng huyện). Ông đỗ đệ nhất giáp đồng tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (trạng nguyên), khoa Quý Sửu niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553) đời Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên). Ông làm quan Tả Thị lang Bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham hầu
 
24. Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - 1693) người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (nay là xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đỗ trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông. Làm quan đến Tả thị lang Lại bộ, Nhập thị Kinh diên, tước Đạo Ngạn bá. Sau khi mất, ông được tặng chức Thượng thư, tước hầu. Có tài liệu ghi ông là Nguyễn Xuân Sinh.
 
25. Nguyễn Quốc Trinh (1624-1674), người xã Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đỗ trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông. Có tài liệu ghi ông tên là Nguyễn Quốc Khôi
 
26. Nguyễn Đăng Đạo  1651–1719) là một trong số rất ít trạng nguyên làm quan tới chức tể tướng, là lưỡng quốc trạng nguyên. Ông còn có tên là Trạng Bịu, gười xã Hoài Bão (có tục danh là làng Bịu), tổng Nội Duệ (nay là xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Thân phụ ông là tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh, giữ chức Quốc tử giám tế tửu trong triều Lê.
 
27. Nguyễn Hữu Dật (1603–1681), sinh tại Thăng Long, là đại công thần của chúa Nguyễn tại Đàng Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Ông là người có công phó tá nhiều đời chúa Nguyễn, đánh lui nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu.Theo phả hệ họ Nguyễn, Nguyễn Hữu Dật là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh, và là cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi nhà Hậu Lê. Cũng theo phả hệ này thì chi của Nguyễn Hữu Dật và chi chúa Nguyễn (Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng) đều là con cháu Nguyễn Trãi, nhưng chi của ông Dật là chi trên. Do dòng họ Nguyễn Trãi bị tản mát sau Vụ án Lệ Chi Viên và loạn lạc thời Nam Bắc triều, nên tổ tiên Nguyễn Hữu Dật đã lưu trú ở nhiều nơi: Ninh Bình, Hải Dương, Hà Đông, Thanh Hóa...
 
28. Nguyễn Hữu Cảnh (tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ (1650-1700), là một danh tướng thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được xem là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Sài Gòn-Gia Định vào năm 1698. Kể từ thời điểm đó, miền đất này chính thức trở thành một đơn vị hành chính thuộc lãnh thổ Đại Việt, tức Việt Nam ngày nay. Là người bình định an dân đất Chiêm Thành (1691-1725). Ông sinh tại vùng đất nay là thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.
 
29. Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương , là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam và đổi thành họ Nguyễn.
 
30. Hoàng đế Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820) là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp. Ông là vị vua có công thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802). “Vua Thể tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sợ khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy”(Trần Trọng Kim)
 
31. Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh ( 25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị vua thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Minh Mạng là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn.[1]
 
32. Nguyễn Du (1765–1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
 
33. Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy (Thoại Ngọc Hầu)  (1761 - 1829) là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
 
34. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam
 Từ khóa: phong kiến, nổi tiếng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay14,974
  • Tháng hiện tại255,264
  • Tổng lượt truy cập12,885,574
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây