Lúc còn nhỏ đi chăn bò. Nhà bác có mời thầy dạy học cho con.Ông ngồi ở xó bếp nghe lỏm và tập viết chữ trên tro bếp. Nhờ tư chất thông minh nên ông thuộc hết từng câu chữ thầy dạy và còn bày vẽ thêm cho các anh con bác Ông ngồi ở bếp nghe lỏm và tập viết chữ trên tro bếp. Một hôm ở làng bên rầm rộ trống cờ ông hỏi bác, họ mần chi mà inh ỏi thế. Ông bác bảo rằng người ta đang rước ông sính đồ mới đỗ không ra mà coi cứ ngồi xó bếp mà trùi dam ( nướng cua đồng). Ông Tiệp cười diễu cợt rồi đáp tưởng là chi chứ đỗ sinh đồ có chi mô mà cờ trống nếu tôi được học tôi sẽ đỗ hương cống nay mai. Ông bác lấy làm lạ đem chữ nghĩa ra hỏi ông ứng khẩu lưu loát. Ông bác bèn cho ông học tranh thủ ban đêm còn ban ngày vẫn chăn bò. Môt lần kể trộm dắt bò của bác, bác sai ông đi tìm. Ông đi khắp chốn, đến tận Thanh Chương phải ngũ qua đêm trong cái miếu thờ thần thổ địa. Nữa đêm ông nghe ông thần nào trên trời gọi thần thổ địa đi họp. Thần thổ địa trả lời rằng nhà có khách Hương cống bên xã Hữu Bằng đến chơi phải ở nhà tiếp khách không đi họp được. Sáng hôm sau ông tìm được bò dắt về cho bác. Ông kể lại chuyện hôm trước cho bác nghe. Ông bác sửng sốt và bảo ông hãy nghỉ công việc để dốc lòng mà học. Ba năm sau ông thi đỗ Hương cống vào khoa Ất Dậu Cảnh Hưng thứ 26(nam 1765) và đươc triều hậu Lê bổ nhiêm làm quan tri huyện huyện Châu Phúc nay là huyện Nghi Lộc tĩnh Nghệ An. Tiếng tăm lẫy lừng, gia đình vinh hiển họ hàng làng xã tự hào. Thời đó họ Nguyễn hưng thịnh các mặt văn học, địa vị xã hội người họ Nguyễn chiếm ưu thế hơn các họ khác.Việc ông Tiệp đi thi thuận buồm xuôi gió làm quan cả họ Nguyễn cả làng Yên Nghĩa phấn khích vui mừng và kính nể.
Khi quan huyên Châu Phúc về làng có người trong họ là Nguyễn Ngung giữ chức Hương mục muốn tranh giành ngôi vị trong làng với ông. Tuy ông ít tuổi mới về làng song theo lệ làng trọng khoa bảng nên ông được mời vào chủ tế lễ rằm tháng 7 của làng Yên Nghĩa. Cũng giống như ngày nay mỗi khi cán bộ đi đâu cũng mang theo cặp hoặc túi, hồi đó các cụ có chức sắc đến dự lễ làng cũng mang theo“ tráp”. Nói là Làng Yên Nghĩa nhưng thực ra chủ yếu là người của 3 dòng họ lớn Nguyễn, Đào và Phạm mà họ Nguyễn đang trong thời hưng vượng. Để bày trò hạ nhục quan, Hương mục có chủ định đến muộn và sai bọn tay chân lén lấy miếng thịt thủ câu (thịt ở đầu thủ con bê) nhét vào tráp trong khi quan huyện Dân Phúc còn bận tế lễ. Hương mục đến thì cuộc lễ bước sang tiết mục chia lễ mọi người đang chuyện trò vui vẽ bỗng thằng mõ hét rằng làng mất thịt xin khám xét. Nhiều chức sắc phản đối cho là chuyện khôi hài chúng ăn vụng rồi đổ vấy. Riêng quan huyện Dân Phúc đường hoàng chỉ vào chiếc tráp của ông và bảo Hương mục cứ mở tráp mà lục tìm. Ông vô tình trúng kế của bọn tiểu nhân. Hương mục phán cho bọn xấu khám xét táp của ông trước và chúng hý hửng mở tráp và kêu to “ quan ăn cắp thịt thủ tộ”. Cả đình làng xì xồ bàn tán. Những bậc cao niên đứng đắn cho rằng là trò nhố nhăng đê tiện nhiều người bất bình căm dận bỏ về. Riêng quan huyện tức dận tím cả mặt. Hương mục lạnh lùng tuyên phạt ông phải làm lại lễ cúng tại Đền Bà và Đền Ông (Hai đền này nằm cạnh hai bờ vực Bàu Bạc).
Quan huyện Châu Phúc đã làm một lễ lớn tại Đền Bà, Đền Ông uất ức đọc câu đối bằng chữ Hán
“Ngật ngật song đài thiên cổ miếu
Trầm trầm phiến thạch ức niên bi”
Với nghĩa Việt:
“Lồng lộng 2 đền chứng muôn thuở
Chìm chìm bia đá ức (hận) vạn năm”
Đọc xong câu đối ông cầm nén hương bước xuống chèo thuyền ra giữa vực Bàu Bạc– Sông Ngân Thủy khấn lời nguyền:
“Khất tự hậu bất hứa Nguyễn Tộc dự hữu khoa cử chi nhân, hà thời giá thạch phù lưu thuỷ thượng”
nghĩa là:
“người ghét khoa danh xin khoa danh đừng đến, bao giờ hòn đá này nỗi lên thì khoa danh mới về với họ Nguyễn”
Gửi thư hương vào hòn đá liệng xuống vực Vực Đền.
Câu đối và lời nguyền xẩy ra tại Đền Bà đã trở thành nỗi ám ảnh trong họ trong làng, từ thế hệ này đến thế hệ khác, ức chế người học giỏi cũng luống cuống thi hỏng.
Cũng chẳng hiếu thực hư thế nào họ ta kể từ đời ông Nguyễn Khắc Tiệp trở về sau con cháu dùi mài kinh sử nhưng không có ai đậu đạt cao chỉ dậm chân tại chỗ cao nhất cũng chỉ bậc nhị tam trường.
(Trích từ cuốn Lịch sử Đại Chi họ Nguyễn Sơn Bằng do Tiến Sỹ Nguyễn Đình Tùng biên soạn)
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Thư mời tham gia xây dựng Cổng Thông Tin Điện Tử Họ Nguyễn Việt Nam ************************* Kính gửi : Cộng Đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta là một dòng Họ rộng lớn và rất nhiều chi, nhiều nhánh Họ rộng khắp trên toàn quốc và cả thế giới. Việc thành lập một Cổng Thông...