Nguyễn Cảnh Chân thi đậu tiến sỹ, khoa thi thái học sinh dưới triều Trần phế Đế – hiệu Xương phù thứ 8 năm giáp tý (1384), sau khi đậu tiến sỹ Nguyễn Cảnh Chân làm quan ở triều đình, rồi được cử vào làm An Phú Sứ ở Châu Thuận Hóa (nay thuộc 3 tỉnh Bình Trị Thiên). Năm mậu thìn, ngày 27 tháng 12 (1388) Trần phế Đế nhường ngôi cho con út là Chiêu Đại Vương Trần Ngung, chính thức lên ngôi là Trần Thuận Tông Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Quang Thái và con gái Hồ Quý Lý được phong Hoàng Hậu, Hồ Quý Lý được Trần Nghệ Tông Hoàng Đế giao cho phụ chính Trần Thuận Tông. Tháng 3 năm đó Trần Thuận Tông Hoàng Đế phong đại tướng quân Nguyễn Cảnh Chân làm Tổng Tham mưa quân sự thuộc Thiềm sự khu mật Viện của Triều Đình.
Năm Mậu Dần (1398) Hồ Quý Lý tức Trần Thuận Tông Hoàng Đế nhường ngôi cho con trưởng là Trần An. Hoàng Thái Tử Trần An lên ngôi xưng là Trần Thiếu Đế đặt niên hiệu là Kiến Tân, phụ chính Thái sư Hồ Quý Lý lấy danh nghĩa là Quốc Tổ nhiếp chính. Trần Thiếu Đế lên ngôi được hai năm thì Hồ Quý Lý cướp ngôi.
Năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Lý lên ngôi đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, đặt tên nước là Đại Ngu, lên ngôi được hai năm Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương. Năm nhâm ngọ (1402)Hồ Hán Thương lên ngôi đặt niên hiệu là thiệu Thành, Hồ Hán Thương điều Nguyễn Cảnh Chân làm An Phủ Sứ ở Châu Thuận Hóa về làm An Phú Sứ ở lộ Thăng Hoa (nay thuộc Quảng nam – Đà Nẵng)
Năm Bính Tuất (1406) Quân Minh tràn sang xâm lược nước ta, cướp bóc hãm hiếp dân lành, năm 1407 triều đình nhà Hồ mất, Hồ Quý ly bỏ chạy vào đến cửa biển Kỳ La (thuộc Huyện Kỳ Anh Hà Tĩnh bị Trương phụ và mộc thạnh bắt và đưa về Kim Lăng (Nam kinh -Trung Quốc) rồi giết chết ông năm đó. Trước tình hình đó Đại Tướng Quân Nguyễn Cảnh Chân kéo quân từ lộ Thăng Hoa ra Nghệ An để chống quân nhà Minh. Đứng trước biến cố mất nước Đại Tướng Quân Nguyễn Cảnh Chân và Đại tướng quân Đặng Tất đã tôn Trần Ngội lên ngôi vua để lãnh đạo đất nước và chống quân xâm lược nhà Minh để bảo vệ giang sơn đất nước.
Năm đó, quân nhà Minh đứng đầu là Trương Phụ và Mộc Thanh dẫn lục quân tiến theo đường bộ, Liễu Thăng chỉ huy thủy quân tiến theo đường biển ào ạt tràn sang để chiếm nước ta. Trong cơn ly loạn, bọn giặc Minh đã triệt phá làng mạc, đốt phá cướp của. Nguyễn Cảnh Lữ biết cha đã kéo quân ra Nghệ An nên đã tìm đường vào Nghệ An để lãnh nạn. Nguyễn Cảnh Chân đưa con về định cư và sinh sống dưới chân núi Ngọc Sơn (nay là xã Ngọc Sơn, huyện Thanh chương, tỉnh Nghệ An). Đến ngày 02 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407) Trần Ngội chính thức lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh.
Năm mậu tý (1408) Trương Phụ điều binh khiển tướng, dồn lục quân, thủy quân nhiều hướng, tiến từ Ải nam quan, từ Quảng Ninh đến Bô Cô ( nay thuộc huyện Ý Yên, Nam Định) nhằm tiêu diệt quân ta. Ngày 14 tháng 12 Đại tường quân Nguyễn Cảnh Chân cùng Đại tướng quân Đặng Tất đã mưu trí tập trung toàn lực đại phá và đại thắng quân Minh tiêu diệt hơn 4 vạn tên địch, Nguyễn Cảnh Chân chém chết Binh Bộ Thượng thư Lưu Tuấn và tên Đô Ty Lưu Nghị, Mộc Thạnh và Trương Phụ chạy thoát nước. Còn tên thổ quan Đông Tri Trần Quốc Kiệt tay sai của giặc Minh tẩu thoát vào rừng rồi chết đói. Quân ta đại thắng khải hoàn, nhân dân vui mừng.
Năm kỷ Sửu (1409) tháng 02, sau khi đại thắng quân Minh, Giản Định Đế đưa quân về đóng ở Hương Giang, bọn hoạn quan Nguyễn Quỹ và Nguyễn Mộng Trang ghen tỵ trước chiến công hiển hách của hai Đại tướng quân đã bí mật dèm pha và tâu với nhà vua nên trừ khử Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất để trừ hậu họa về sau. Giảm Định Đế Trần Ngội nghe theo cho gọi Đại tướng quân Đặng Tất và Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Chân đến, nhà vua trong phút chốc đã bóp cổ Đặng Tất chết ngay tại chỗ, Nguyễn Cảnh Chân trở tay không kịp chạy lên bờ, nhà vua sai lực sỹ đuổi theo chém giết (ông mất đúng ngày 15/02 năm Kỷ Sửu thọ 54 tuổi (1355 -1409).
Nhà sử thần Ngô Sỹ Liên thương tiếc phải thốt lên rằng: Nhà Vua may thoát khỏi vòng vây nguy hiểm, được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Nguyễn Cảnh Chân giỏi bày mưa lược đã lập công khôi phục, dựng được nghiệp trung Hưng đất nước, với trận đại thắng ở Bô Cô thế nước nổi lên, thế mà nghe lời dèm pha ly dán của bọn hoạn quan một lúc giết chết hai Đại tướng Tài ba tự mình chặt bỏ tay chân vây cánh của mình thì làm sao nên việc và gây học cho đất nước.
Được tin cha bị vua giết oan, tướng quân Nguyễn Cảnh Dị con của Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Chân vag tướng quân Đặng Dung con của Đại tướng quân Đặng Tất kéo quân từ Lộ Thăng Hoa ra Nghệ An để giệt trừ bọn phản loạn, tham quan ô lại và triều đình Trần Ngội rồi tôn nhập nội Trần Quý Kháng lên ngôi vua
Ngày 17 tháng 03 năm Kỷ sửu (1409) ở Chi La (nay thuộc huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh) Trần Quý Kháng chính thức lên ngôi vua đổi niên hiệu là Trùng Quang. Nhà Vua phong Nguyễn Cảnh Dị dự chức Thái Bảo, Đặng Dung dự chức đồng binh chưởng sự và Nguyễn Súy dự chức Thái phó để thống lĩnh ba quân tướng sỹ.
Năm nhâm Thìn (1412) quân Nhà Minh lại một lần nữa kéo quân sang xâm lược nước ta do Trương Phụ đứng đầu, tiến quân các hướng vào Quảng Ninh. Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Dị và đại tướng quân Nguyễn Súy đã thống lĩnh đại quân đã đánh tan đại quân nhà Minh ở Hòn Gai, bị thất bại thảm hại, sang năm quý tỵ (1413) Trương Phụ phải xin cầu viện, bổ sung thêm quân, tiến quân đánh khắp nơi, sát hại cướp bóc dã man dân lành. Trong trận chiến quyết liệt ở Ái Tử, quân ta quá ít, bọn giặc Minh quá đông đã vây hãm quân ta Trương Phụ đã bắt được Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung. Bọn chúng đã dùng mọi cực hình và mua chuộc, với khí tiết anh Hùng của một dân tộc anh hùng Nguyễn Cảnh Dị đã mắng vào mặt Trương Phụ: “ta định giết mày, nào ngờ mày lại bắt được ta”, chửi Trương Phụ không ngớt Trương Phụ giết chết Đại tướng quân Đặng Dung, Trương Phụ đã dùng cực hình mổ bụng ăn gan Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Dị để hả lòng hả dạ vì sự thất bại thảm hại ở trận Bô Cô và trận thủy chiến ở Hòn Gai, Nguyễn Cảnh Dị đã liệt sỹ kháng Minh hy sinh oanh liệt lúc 36 tuổi (1377 -1413)
Kế tục sự nghiệp kháng chiến chống quân nhà Minh năm Đinh Hợi (1418) Lê Lợi tiến hành cuộc khởi nghĩa lam Sơn và đã tiễn hành cuộc kháng chiến thắng lợi đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, nước ta đã hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế là lê Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Sau khi lên ngôi vua Lê Thái Tổ đã truy phong cho Đại tướng quân Thái Bảo Nguyễn Cảnh Dị là Thụy Quốc Công để lịch sử ghi nhớ một con người có công to lớn và đã hy sinh oanh liệt.
Đại tướng Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị đã nối tiếp truyền thống của các vị tiên liệt cha ông tổ tiên mình như: tiến sỹ Kim ngự vệ đại tướng quân Nguyễn Đa Phương, tiến sỹ bình man đại tướng quân Nguyễn Nạp Hòa, tiến sỹ nội thư chánh chương Nguyễn Bính, tiến sỹ khâm sai Đô úy Nguyễn Khoan …. Đại tướng quân Nguyễn Cảnh Chân là khởi tố dòng họ Nguyễn Cảnh tại đất hoan châu phát tích từ mảnh đất ngọc Sơn (nay thuộc huyện thanh chương, Nghệ An) con cháu về sau tiếp bước theo truyền thống hiếu học, yêu nước trong xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền của đất nước tiêu biểu là thái phó Tân quốc công Đại Vương Nguyễn Cảnh Hoan, Thái Bảo Tả tư không Thư quận Công Nguyễn Cảnh Kiên, Thiếu phó Tả Mã thắng quân công Nguyễn Cảnh Hà, Tả đô đốc Phó tướng Liêu quận Công Nguyễn Cảnh Quế và 18 vị Quận Công, 76 vị Tước Hầu, con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An ngày nay như giáo sư tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn, doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn, tướng Nguyễn Cảnh Hiền…
Để ghi nhớ công lao của tiến sỹ- danh tướng Nguyễn Cảnh Chân các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà nẵng, Vinh, đặc biệt thủ đô Hà Nội ngay cạnh quảng trường Ba Đình có con đường mang tên ông. Trên quê hương của tiến sỹ- danh tướng Nguyễn Cảnh Chân UBND tỉnh Nghệ An lấy một trường THPT công lập ở khối 3 thị trấn thanh chương mang tên ông, đó là trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
Tác giả: Ngô Bá Đình giới thiệu
Tư liệu gia phả họ Nguyễn Cảnh chi nhánh huyện Thanh Chương
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Thân gửi Toàn thể cộng đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta tự hào là dòng họ có số lượng dân số lớn nhất Việt Nam hiện nay. Họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều nguồn dân số phân bổ trên nhiều vùng miền nhất của cả nước. Ở đâu trên mảnh đất...