Ông Nguyễn Văn Trường - Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh

Thứ năm - 25/04/2019 07:53
Là người góp phần quan trọng làm vùng đầm lầy Tràng An (Ninh Bình) thành Di sản thiên nhiên thế giới, biến trại giam Ba Sao (Hà Nam) thành ngôi chùa Tam Chúc có quy mô lớn nhất thế giới, rồi đề án tam giác tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình… ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khiến người ta không khỏi tò mò tiền ở đâu mà nhiều thế? Về phần mình, ông Trường nói, đại gia cũng chỉ ngày ăn 3 bữa, chết không thể mang tiền theo nên cần để lại cho đời những dấu ấn đặc biệt.
Ông Nguyễn Văn Trường - Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh
Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam ChúcẢnh: Minh Đức
Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam Chúc Ảnh: Minh Đức
Biến đầm lầy thành di sản thế giới 

 Thời gian qua, dư luận được phen xôn xao về chuyện Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đề xuất xây Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) với quy mô khoảng 1.000ha, tổng mức đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Theo đó, khu du lịch tâm linh này sẽ có các hạng mục như nạo vét dòng chảy từ khu vực suối Yến để tạo tuyến đường thủy dài khoảng 20km nối với khu du lịch tâm linh Tam Chúc (Hà Nam); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực, xây dựng một tháp cao 100m để thờ Xá Lợi Phật mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kèm theo hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng… 
Dự kiến khi hoàn thiện, tuyến du lịch tâm linh Hương Sơn và Tam Chúc sẽ trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2028.
Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và nộp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Đại gia Ninh Bình cho rằng, đó chỉ là “gợi ý” của doanh nghiệp đối với UBND TP Hà Nội để có một cảnh quan xứng tầm đối với khu danh thắng - tâm linh chùa Hương. “Tôi đề xuất như thế, để bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào có tâm, có tầm đầu tư chứ không phải nhận cho mình. Ý tưởng này là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường tâm linh kết nối di sản có chiều dài khoảng hơn 100km, nối 10 di sản nổi tiếng của Việt Nam”, ông Trường nói. 
Đại gia Ninh Bình dẫn chứng, trên thế giới, các địa danh nổi tiếng về tâm linh, các tín đồ đều có những con đường hành hương của mình. Người ta có thể đi bộ cả tháng trời để tới Santiago de Compostela (Tây Ban Nha), Kumano Kodo ở Nhật Bản hay thánh địa Mecca… Đi bộ mới có thời gian để suy ngẫm, tĩnh tâm cho bản thân. “Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều địa danh, thắng cảnh được Unesco xếp hạng nhưng lại chưa có con đường tâm linh nào kết nối các địa danh đó với nhau. Ý tưởng của tôi là xây dựng sơ đồ con đường tâm linh kết nối di sản”, vị đại gia nói. 
Theo ông Trường, đề án “con đường tâm linh” sẽ kết nối 10 di sản, gồm: Cổng Tam Quan, chùa Vàng, khu quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư - động Am Tiêm, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, chùa Tam Chúc, chùa Hương, chùa Quan Sơn, di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. 
Đề án này không phải một sớm một chiều, không phải một doanh nghiệp có thể làm được mà cần xã hội hóa mới có thể biến nó thành hiện thực. Trước đó, sau gần 20 năm lăn lộn, huy động hàng nghìn tỷ đồng, đại gia Ninh Bình đã cải tạo khu đầm lầy Tràng An - Bái Đính thành khu du lịch tâm linh và được Unesco công nhận là Di sản thế giới kép vào năm 2014.
Biến trại giam thành ngôi chùa lớn nhất thế giới 

Sau khi đưa Tràng An – Bái Đính trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, đại gia Nguyễn Văn Trường lại lập tức bắt tay triển khai Dự án khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc với diện tích lên tới 5.000 ha, trong đó vùng lõi là 4.000 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
Khu này thuộc thị trấn Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công, Khả Phong (xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Nơi này vốn là trại giam với hàng nghìn tù binh, thế nhưng với bàn tay của vị đại gia Ninh Bình, khu vực này đang thay da đổi thịt từng ngày. Hứa hẹn khi hoàn thiện, khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm, khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng, sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, trung tâm dịch vụ hậu cần… 
Địa điểm tọa lạc quần thể chùa Tam Chúc là vùng ngập nước núi đá vôi, quanh đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân... Khu du lịch hồ Tam Chúc được xem như gạch nối giữa chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc, tạo thành một quần thể du lịch tâm linh, sinh thái vùng ngập nước đặc biệt. Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch, TP Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. 
Một con đường nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng. Con đường này, chỉ dài khoảng 20 km song sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Và đặc biệt, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 5/2019, tại chùa Tam Chúc.
Về dự án này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)- Chùa Hương (Hà Nội) -Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 

Người dân có thêm sinh kế
Trò chuyện với PV Tiền Phong về dự án của đại gia Ninh Bình đang triển khai, ông Đinh Văn Khanh ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam cho rằng, việc nâng cấp chùa Tam Chúc cổ lên thành khu du lịch tâm linh hoàn toàn được người dân địa phương ủng hộ. Khi khu du lịch hoàn thiện sẽ giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Đặc biệt là, dựa vào du lịch, người dân làm dịch vụ, sẽ có thu nhập tốt hơn. Chùa Tam Chúc hiện đang được xây dựng với các hạng mục như, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. 


Trong quần thể chùa Tam Chúc có đình Tam Chúc, xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (người Đặng Xá) gả con gái là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh về Kim Bảng lập đồn trại, truyền hịch dẹp giặc và có trên 600 người ủng mộ cùng 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, vua Đinh Bộ Lĩnh đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả (hiện còn lưu giữ di tích nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). 

 “Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều địa danh, thắng cảnh được Unesco xếp hạng nhưng lại chưa có con đường tâm linh nào kết nối các địa danh đó với nhau. Ý tưởng của tôi là xây dựng sơ đồ con đường tâm linh kết nối di sản”. 
Vị đại gia nói


Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng công chúa Ngọc Nương trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối đời. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. 
Tâm sự với chúng tôi, ông Trần Thế Nam, ở Kim Bảng cho biết: Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này xuất hiện đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. 
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy. Có lẽ vì điều này mà đại gia Ninh Bình đã tâm huyết đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới, ông Nam nói. 
 

Đại gia Nguyễn Văn Trường nổi tiếng với các dự án du lịch tâm linh siêu khủng như Khu du lịch Tràng An – Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính... Dự án này đã trở thành Di sản thiên nhiên thế giới kép năm 2014. 

Tiếp theo là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam); Dự án khu du lịch hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) có tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, triển khai từ năm 2016 đến năm 2035. Doanh nghiệp Xuân Trường cũng có tờ trình đề nghị UBND TP Hải Phòng, dự kiến đầu tư 9.800 tỷ phát triển đảo Cái Tráp thành quần thể du lịch tổng hợp rộng hơn 450 ha. Trong đó, nổi bật là khu tâm linh với diện tích 88,7ha gồm các hạng mục: Chùa Cái Tráp, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 150m, điện Pháp chủ, điện Tam quan...  Ngoài ra còn có khu dịch vụ 108ha, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, khu biệt thự... 

Theo ông Trường, đề án “con đường tâm linh” sẽ kết nối 10 di sản, gồm: Cổng Tam Quan, chùa Vàng, khu quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư - động Am Tiêm, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, chùa Tam Chúc, chùa Hương, chùa Quan Sơn, di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. 

Ngày 5/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 không chỉ là sự kiện văn hóa tôn giáo của Liên hợp quốc mà là sự kiện đối ngoại nhân dân do đó cần phải giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công sự kiện đối ngoại có ý nghĩa này. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng khẳng định với cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đời sống tự do tôn giáo của nhân dân. Đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc. Đại lễ cũng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và quan trọng là vận động để UNESCO công nhận quần thể danh thắng Hương Sơn (Hà Nội), Tam Chúc (Hà Nam), Đồng Tâm (Hòa Bình), Vân Long (Ninh Bình) là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.




Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 1


Hình ảnh công nhân đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục của ngôi chùa để phục vụ Đại lễ Vesak 2019Ảnh: Minh Đức
Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 2Quang cảnh chùa Tam Chúc, nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2019
Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 3Tượng Phật bà màu trắng nằm trên con đường dẫn vào chùa Tam Chúc
 

 

MINH ĐỨC

 
Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam ChúcẢnh: Minh Đức
Ông Nguyễn Văn Trường cùng các tăng ni phật tử đón cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường từ Quốc đảo Sri Lanka về chùa Tam Chúc Ảnh: Minh Đức
Biến đầm lầy thành di sản thế giới 

 Thời gian qua, dư luận được phen xôn xao về chuyện Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đề xuất xây Khu du lịch tâm linh Hương Sơn, Mỹ Đức (Hà Nội) với quy mô khoảng 1.000ha, tổng mức đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Theo đó, khu du lịch tâm linh này sẽ có các hạng mục như nạo vét dòng chảy từ khu vực suối Yến để tạo tuyến đường thủy dài khoảng 20km nối với khu du lịch tâm linh Tam Chúc (Hà Nam); khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực, xây dựng một tháp cao 100m để thờ Xá Lợi Phật mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, kèm theo hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng… 
Dự kiến khi hoàn thiện, tuyến du lịch tâm linh Hương Sơn và Tam Chúc sẽ trở thành Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2028.
Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ đón từ 6-8 triệu lượt khách/năm, tạo việc làm cho 30.000 lao động và nộp ngân sách khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Đại gia Ninh Bình cho rằng, đó chỉ là “gợi ý” của doanh nghiệp đối với UBND TP Hà Nội để có một cảnh quan xứng tầm đối với khu danh thắng - tâm linh chùa Hương. “Tôi đề xuất như thế, để bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào có tâm, có tầm đầu tư chứ không phải nhận cho mình. Ý tưởng này là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường tâm linh kết nối di sản có chiều dài khoảng hơn 100km, nối 10 di sản nổi tiếng của Việt Nam”, ông Trường nói. 
Đại gia Ninh Bình dẫn chứng, trên thế giới, các địa danh nổi tiếng về tâm linh, các tín đồ đều có những con đường hành hương của mình. Người ta có thể đi bộ cả tháng trời để tới Santiago de Compostela (Tây Ban Nha), Kumano Kodo ở Nhật Bản hay thánh địa Mecca… Đi bộ mới có thời gian để suy ngẫm, tĩnh tâm cho bản thân. “Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều địa danh, thắng cảnh được Unesco xếp hạng nhưng lại chưa có con đường tâm linh nào kết nối các địa danh đó với nhau. Ý tưởng của tôi là xây dựng sơ đồ con đường tâm linh kết nối di sản”, vị đại gia nói. 
Theo ông Trường, đề án “con đường tâm linh” sẽ kết nối 10 di sản, gồm: Cổng Tam Quan, chùa Vàng, khu quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư - động Am Tiêm, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, chùa Tam Chúc, chùa Hương, chùa Quan Sơn, di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. 
Đề án này không phải một sớm một chiều, không phải một doanh nghiệp có thể làm được mà cần xã hội hóa mới có thể biến nó thành hiện thực. Trước đó, sau gần 20 năm lăn lộn, huy động hàng nghìn tỷ đồng, đại gia Ninh Bình đã cải tạo khu đầm lầy Tràng An - Bái Đính thành khu du lịch tâm linh và được Unesco công nhận là Di sản thế giới kép vào năm 2014.
Biến trại giam thành ngôi chùa lớn nhất thế giới 

Sau khi đưa Tràng An – Bái Đính trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, đại gia Nguyễn Văn Trường lại lập tức bắt tay triển khai Dự án khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc với diện tích lên tới 5.000 ha, trong đó vùng lõi là 4.000 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
Khu này thuộc thị trấn Ba Sao và 3 thôn Vồng, Khuyến Công, Khả Phong (xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam). Nơi này vốn là trại giam với hàng nghìn tù binh, thế nhưng với bàn tay của vị đại gia Ninh Bình, khu vực này đang thay da đổi thịt từng ngày. Hứa hẹn khi hoàn thiện, khu du lịch sẽ phát triển 6 khu chức năng gồm, khu trung tâm đón tiếp, khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng, sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, trung tâm dịch vụ hậu cần… 
Địa điểm tọa lạc quần thể chùa Tam Chúc là vùng ngập nước núi đá vôi, quanh đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã, miếu Bóng Bà, động Thủy, động Lim, động Chùa, đền Lê Chân... Khu du lịch hồ Tam Chúc được xem như gạch nối giữa chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc, tạo thành một quần thể du lịch tâm linh, sinh thái vùng ngập nước đặc biệt. Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính là ý tưởng đã được Tổng cục Du lịch, TP Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. 
Một con đường nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng. Con đường này, chỉ dài khoảng 20 km song sẽ biến chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Và đặc biệt, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 5/2019, tại chùa Tam Chúc.
Về dự án này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý để Hà Nam phối hợp với các địa phương liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần thể Tam Chúc (Hà Nam)- Chùa Hương (Hà Nội) -Vân Long (Ninh Bình)-Đồng Tâm (Hòa Bình) trở thành di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất, báo cáo Thủ tướng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. 

Người dân có thêm sinh kế
Trò chuyện với PV Tiền Phong về dự án của đại gia Ninh Bình đang triển khai, ông Đinh Văn Khanh ở thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam cho rằng, việc nâng cấp chùa Tam Chúc cổ lên thành khu du lịch tâm linh hoàn toàn được người dân địa phương ủng hộ. Khi khu du lịch hoàn thiện sẽ giải quyết được việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Đặc biệt là, dựa vào du lịch, người dân làm dịch vụ, sẽ có thu nhập tốt hơn. Chùa Tam Chúc hiện đang được xây dựng với các hạng mục như, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan âm, cổng Tam Quan. 


Trong quần thể chùa Tam Chúc có đình Tam Chúc, xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (người Đặng Xá) gả con gái là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh về Kim Bảng lập đồn trại, truyền hịch dẹp giặc và có trên 600 người ủng mộ cùng 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, vua Đinh Bộ Lĩnh đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả (hiện còn lưu giữ di tích nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). 

 “Ở Việt Nam, chúng ta có nhiều địa danh, thắng cảnh được Unesco xếp hạng nhưng lại chưa có con đường tâm linh nào kết nối các địa danh đó với nhau. Ý tưởng của tôi là xây dựng sơ đồ con đường tâm linh kết nối di sản”. 
Vị đại gia nói


Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng công chúa Ngọc Nương trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối đời. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. 
Tâm sự với chúng tôi, ông Trần Thế Nam, ở Kim Bảng cho biết: Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này xuất hiện đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. 
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy. Có lẽ vì điều này mà đại gia Ninh Bình đã tâm huyết đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới, ông Nam nói. 
 

Đại gia Nguyễn Văn Trường nổi tiếng với các dự án du lịch tâm linh siêu khủng như Khu du lịch Tràng An – Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính... Dự án này đã trở thành Di sản thiên nhiên thế giới kép năm 2014. 

Tiếp theo là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam); Dự án khu du lịch hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) có tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng, triển khai từ năm 2016 đến năm 2035. Doanh nghiệp Xuân Trường cũng có tờ trình đề nghị UBND TP Hải Phòng, dự kiến đầu tư 9.800 tỷ phát triển đảo Cái Tráp thành quần thể du lịch tổng hợp rộng hơn 450 ha. Trong đó, nổi bật là khu tâm linh với diện tích 88,7ha gồm các hạng mục: Chùa Cái Tráp, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 150m, điện Pháp chủ, điện Tam quan...  Ngoài ra còn có khu dịch vụ 108ha, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, khu biệt thự... 

Theo ông Trường, đề án “con đường tâm linh” sẽ kết nối 10 di sản, gồm: Cổng Tam Quan, chùa Vàng, khu quần thể danh thắng Tràng An, cố đô Hoa Lư - động Am Tiêm, khu tâm linh chùa Bái Đính, khu bảo tồn ngập nước Vân Long, chùa Tam Chúc, chùa Hương, chùa Quan Sơn, di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. 

Ngày 5/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 không chỉ là sự kiện văn hóa tôn giáo của Liên hợp quốc mà là sự kiện đối ngoại nhân dân do đó cần phải giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công sự kiện đối ngoại có ý nghĩa này. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng khẳng định với cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đời sống tự do tôn giáo của nhân dân. Đồng thời khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với Liên hợp quốc. Đại lễ cũng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và quan trọng là vận động để UNESCO công nhận quần thể danh thắng Hương Sơn (Hà Nội), Tam Chúc (Hà Nam), Đồng Tâm (Hòa Bình), Vân Long (Ninh Bình) là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.




Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 1


Hình ảnh công nhân đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục của ngôi chùa để phục vụ Đại lễ Vesak 2019Ảnh: Minh Đức
Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 2Quang cảnh chùa Tam Chúc, nơi diễn ra Đại lễ Vesak 2019
Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh - ảnh 3Tượng Phật bà màu trắng nằm trên con đường dẫn vào chùa Tam Chúc
 

 

MINH ĐỨC


 

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Tài khoản nhận tài trợ đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xây dựng phả hệ, dịch phả sử và kết nối thông tin các chi tộc:
Số tài khoản: 0907097567 - Ngân hàng MB Bank - Chủ tài khoản: Ts Nguyễn Hữu Thi ( Người sáng lập và đại diện điều hành honguyenvietnam.org )
( Xin vui lòng ghi rỏ nội dung ck:  tài trợ quỹ Tấm Lòng Vàng Honguyenvietnam.org )

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay17,966
  • Tháng hiện tại290,467
  • Tổng lượt truy cập10,865,403
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây