Biên niên sử 300 năm Sài Gòn

Thứ ba - 06/04/2010 05:14
1623
Chúa Nguyễn mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở quận 1 và quận 5 ngày nay).
1679
Chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay.
1698
Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, cho lập phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. (Sài Gòn thuộc huyện Tân Bình)

1731
Chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển để điều hành tất cả các dinh trấn, cho xây dinh Điều Khiển tại Sài Gòn. Thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn.
1748
Lập chợ Tân Kiểng.
1772
Điều khiển Nguyễn Cửu Đàm đào kinh Ruột Ngựa nối Sài Gòn với miền Tây. Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích (dài 15 dặm) để bảo vệ Sài Gòn.
1774
Xây chùa Giác Lâm.
1776 - 1801
Nhà Tây Sơn 5 lần vào Sài Gòn. Đáng kể nhất là tháng 6-1784, Nguyễn Huệ đem binh vào và lập nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút lưu truyền sử xanh, đánh tan 300 chiến thuyền và 20.000 thủy quân xâm lược Xiêm và quân Nguyễn Ánh.
1778
Lập làng Minh Hương. Mở Chợ Lớn. 1788: Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn.
1790
Xây thành Bát Quái làm trụ sở chính quyền. Đổi Gia Định thành thành Gia Định kinh.
1802
Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long, chia đất phía Nam làm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.
1808
Đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành.
1832
Lê Văn Duyệt chết; đổi Gia Định thành và 5 trấn phía Nam thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
1833 - 1835
Lê Văn Khôi khởi binh.
1835
Vua Minh Mạng phá thành Bát Quái xây thành Phụng.
1859
15-2: Pháp tấn công thành Gia Định.
17-2: Thành Gia Định thất thủ.
1860
Thành lập thương cảng Sài Gòn và Sở Thương chính.
2-2: Le Page tuyên bố mở cửa Sài Gòn cho nước ngoài vào buôn bán. Thống đốc Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở phía Nam. Xây đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) chống Pháp.
1861
24-2: Pháp đánh đồn Chí Hòa - 2 ngày sau đồn thất thủ.
28-2: Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn.
11-4: Thống đốc Charner ban hành Nghị định quy định giới hạn Sài Gòn.
1862
5-6 Hòa ước Nhâm Tuất. Ký giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với Bonard. Triều đình Huế nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.
1864
Xây xong Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Cách mạng). Tách Sài Gòn và Chợ Lớn.
1865
Gia Định Báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời.
1867
4-4: Tổ chức thành phố Sài Gòn.
8-7: Sửa nghị định 4-4- 1867 và tổ chức thành phố Sài Gòn.
1868
23-2: Khởi công xây dinh Toàn quyền.
1869
27-9: Bổ nhiệm ủy viên Hội đồng thành phố Sài Gòn (có Pétrus Trương Vĩnh Ký).
1874
15-3: Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Hòa ước Giáp Tuất: nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Ký tại Sài Gòn giữa Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và Thống đốc Nam Kỳ Dupré.
1877
7-10: Xây Nhà thờ Đức Bà (11-4-1880 khánh thành)
1885
21-1: Khởi nghĩa Nguyễn Văn Bường.
4-2: Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu do Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo. Khởi nghĩa thất bại, hai ông bị Pháp hành hình tại chợ Hóc Môn.
1886
11-4: Xây dựng tòa Bưu chính.
1902
Xây cầu Bình Lợi.
1903
Mở đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp - Hóc Môn.
1909
Khánh thành dinh Xã Tây (Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)
1911
Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Sài Gòn sang Pháp .
1913
24-3: Nghĩa quân Phan Xích Long ném bom và tạc đạn vào Sài Gòn - Chợ Lớn.
1916 
16-2: Vụ phá Khám lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long và các đồng chí không thành.
22-2: Phan Xích Long cùng 37 đồng chí của ông bị xử tử tại đồng Tập trận.
1920
Tôn Đức Thắng thành lập Công hội đỏ đầu tiên của Sài Gòn.
1925
Tháng 6 Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn.
Tháng 8 Bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son. Thành lập Đảng Thanh niên - Hội kín Nguyễn An Ninh.
1926
24-3: Phan Châu Trinh đột ngột tạ thế.
4-4: Đám tang Phan Châu Trinh.
1940
23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ. Các lãnh tụ của Đảng: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập bị giặc Pháp bắt và xử bắn ở Hóc Môn.
1945
15-8: Thành lập Ủy ban khởi nghĩa. Đêm 24 rạng 25 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội. Cùng ngày ở Sài Gòn, đoàn biểu tình hoan nghênh bản Tuyên ngôn Độc lập, bị lính Pháp bắn lén.
6-9: Quân đội Anh, Ấn đến Sài Gòn để tước vũ khí quân đội Nhật.
23-9: Pháp chiếm Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh Sài Gòn... gây hấn ở Nam Bộ. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam lại bước vào cuộc kháng chiến.
1948
29-3: Phá nổ 300 quả mìn ở kho đạn Bảy Hiền.
13-9: Kho xăng Tân Sơn Nhất bị đốt cháy (18.000 lít xăng).
1949
13-6: Bảo Đại về đến Sài Gòn sau 3 năm lưu vong.
24-12: Học sinh nhiều trường bãi khóa chống ngụy quyền Bảo Đại.
1950
9-1: Hàng nghìn học sinh biểu tình đòi mở cửa trường, đòi tự do cho những người bị bắt.
12-1: Đám tang Trần Văn Ơn.
7-2: Chính phủ Truman công nhận ngụy quyền Bảo Đại.
19-2: Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên cấp Công sứ quán.
16-3: Tàu chở máy bay Bốc-xa và 2 tuần dương hạm đội thuộc hạm đội 7 Mỹ cập bến Sài Gòn.
19-3: Nhân dân Sài Gòn biểu tình phản đối chiến hạm Mỹ vào cảng dưới sự lãnh đạo của luật sư Nguyễn Hữu Thọ - "Ngày toàn quốc chống Mỹ".
24-5: Đại diện công sứ Mỹ - Ghờ ri on thông báo bắt đầu viện trợ kinh tế cho Việt Nam, Lào, Campuchia. Đặt phái đoàn kinh tế đặc biệt ở Sài Gòn.
29-6: Tám máy bay vận tải, viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ cho quân đội Pháp đến Sài Gòn.
15-7: Phái đoàn Mỹ - Men phi (Bộ trưởng Ngoại giao) và tướng A kin, Tư lệnh Sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đến Sài Gòn.
2-8: Mỹ thiết lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự ở Sài Gòn (MAAG).
17-9: Tát xi nhi, Cao ủy mới, kiêm Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, đến Sài Gòn.
1951
18-11 Ngô Đình Diệm sang Mỹ được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong trường thần học tiểu bang Niu da di.
1952
Tháng 7 Công sứ quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên thành Đại sứ quán.
23-09: đặc công đánh câu lạc bộ sĩ quan Pháp
1953
24-2: Hội đàm Pháp và chính quyền Sài Gòn ở Đà Lạt, quyết định thành lập Việt Nam quốc quân.
20-6: Phái đoàn quân sự Mỹ đến Sài Gòn.
1954
Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn công bố Tuyên ngôn Hòa Bình.
31-5: Đội biệt động 950 tiến công kho bom Phú Thọ Hòa. 1 triệu lít xăng và 9.345 tấn bom đạn cháy nổ suốt hai ngày đêm.
11-6: Phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động triển khai những âm mưu chiến tranh tâm lý chính trị.
25-6: Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam.
6-7: Thành lập chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn.
1-8: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Ủy ban hòa bình khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kêu gọi đấu tranh để thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do.
1955
12-2: Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội của chính quyền Sài Gòn.
8-5: Chính quyền Diệm cự tuyệt đề án tổ chức hội nghị hiệp thương bàn về tổng tuyển cử toàn quốc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
26-10: Bảo Đại thoái vị, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Cộng hòa" và lên làm Tổng thống.
1956
28-4: Tư lệnh quân viễn chinh Pháp rút khỏi Sài Gòn.
4-6: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố "sẵn sàng dự hội nghị hiệp thương vào ngày mà nhà đương cục miền Nam Việt Nam đã lựa chọn nửa đầu tháng 6". Mỹ thiết lập "cơ quan huấn luyện tác chiến" (CATO) cho quân đội của chính quyền Diệm.
6-7: Phó Tổng thống Mỹ Ních xơn đến Sài Gòn.
1957
5-5: Ngô Đình Diệm sang thăm Mỹ và tuyên bố: "Biên giới của Mỹ kéo dài tới vĩ tuyến 17".
1-8: Chính quyền Sài Gòn thi hành chế độ bắt lính.
22-10: Diệm đổi "Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn".
1958
7-3: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đề nghị tổ chức hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
1959
29-5: Bằng việc công bố luật "ngăn chặn hoạt động phá hoại" (luật 10/59), Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp nhân dân.
1960
11-11: Đại tá lục quân của quân đội Sài Gòn Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính chống Diệm bị thất bại.
20-12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
1961
9-3: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
19-5: Kế hoạch Xtalây Taylo "lập 17.000 ấp chiến lược" dùng chiến lược trực thăng vận, thiết xa vận hòng bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng.
11-8: Mỹ quyết định cho thêm tiền để tăng quân đội của chính quyền Sài Gòn từ 17 vạn lên 20 vạn.
11-8: Mỹ đưa sang Sài Gòn một trung đội máy bay trực thăng.
14-8: Trong bức thư gửi Diệm, Tổng thống Kennơđi hứa sẽ tăng thêm viện trợ.
1962
27-2: Hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.
Năm 1962, viện trợ của Mỹ lên tới 600 triệu đôla, gấp hai lần năm 1961, bốn lần năm 1960.
1963
11-6: Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn phản đối chính sách đàn áp tín đồ Phật giáo của chính quyền Diệm.
15-8: Chính quyền Diệm tấn công vào chùa, sinh viên biểu tình ở Sài Gòn chống lệnh giới nghiêm, hơn 2.000 học sinh và 6.000 dân thường bị bắt.
20-8: Diệm tuyên bố thiết quân luật toàn miền Nam.
22-8: Đại sứ Mỹ - Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn.
29-8: Bộ Ngoại giao Mỹ trao quyền cho Tư lệnh Ha-kin hứa hẹn với những người chỉ huy quân đội Sài Gòn là sẽ ủng hộ cuộc đảo chính lật Diệm, với điều kiện không đưa quân đội Mỹ vào.
14-9: Mỹ thông báo kéo dài thời gian quyết định cấp viện trợ của kế hoạch nhập hàng hóa cho Nam Việt Nam (18 triệu 50 vạn đôla).
24-9: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mác Namara đến Sài Gòn.
1-10: Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Tay-lo đến Sài Gòn.
5-10: Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu.
8-10: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định cử đoàn điều tra về việc đàn áp Phật giáo (ngày 24 đến Sài Gòn).
27-10: Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu.
1-11: Đảo chính quân sự lật Diệm.
2-11: Anh em Diệm, Nhu bị giết. Thành lập chính phủ lâm thời do cựu Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu.
1964
8-2: Thành lập chính phủ mới ở miền Nam Việt Nam do Nguyễn Khánh làm Thủ tướng (tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng).
2-5: Đặc công đánh chìm chiến hạm Card cùng 24 máy bay các loại.
18-5: Tổng thống Mỹ Giôn-xơn gửi thông điệp đặc biệt cho Quốc hội, yêu cầu cấp thêm 125 triệu đôla viện trợ cho Nam Việt Nam.
16-8: Hội đồng quân lực của chính quyền Sài Gòn bầu tướng Nguyễn Khánh làm Tổng thống, soạn thảo hiến pháp mới.
25-8: Đặc công đánh khách sạn Caravelle.
3-9: Đảo chính chống Nguyễn Khánh thất bại. 20.000 công nhân đình công ở Sài Gòn.
15-10: Chính quyền Nguyễn Khánh xử tử người thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Trỗi.
31-10: Trần Văn Hương lên thay Nguyễn Khánh.
19-12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố đã giải phóng 8 triệu người, kiểm soát 3/4 lãnh thổ.
20-12: Phái quân sự giải tán Hội đồng quốc gia miền Nam Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ nhẩy lên nắm quyền hành.
1965
22-1: Tín đồ Phật giáo Sài Gòn biểu tình tấn công cơ quan USIS Mỹ.
28-1: Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.
21-2: Nguyễn Khánh bị cách chức Tổng tư lệnh ba quân chủng. Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch Hội đồng quân lực.
30-3: Tòa Đại sứ Mỹ (39 Hàm Nghi) bị đặc công biệt động đánh bom làm hư hỏng nặng.
10-6: Phan Huy Quát từ chức Thủ tướng. Sài Gòn chuyển sang quân quản.
11-6: Đảo chính của Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ.
29-7: 30 máy bay B52 cất cánh từ Ô-ki-na-oa sang ném bom phía Nam Sài Gòn.
2-8: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố phản đối Liên Hợp Quốc can thiệp vào vấn đề Việt Nam.
31-10: 650 giáo sư thuộc 21 trường đại học đăng bức thư công khai phản đối chiến tranh Việt Nam trên tờ: Thời báo New York. Lần đầu tiên bộ đội cơ giới của quân đội nhân dân theo đường Hồ Chí Minh tiến quân vào Nam.
1966
17-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước, nêu rõ: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày chiến thắng, nhân dân sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
3-7: Quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng lên 325.000 người.
1967
9-1967: Khánh thành Tòa Đại sứ mới của Mỹ ở Sài Gòn.
21-9: Thủ tướng Nhật Bản - Sa tô sang thăm Sài Gòn.
31-9: Khánh thành Dinh Độc Lập mới.
1968
29-1: Tổng thống Mỹ Giôn xơn công bố bản thông điệp về dự toán ngân sách (dự chi về Việt Nam 25 tỷ 800 triệu USD).
30-1: Mở đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đến ngày 15-4).
31-1: Quân Giải phóng đánh chiếm một phần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và đồng loạt tấn công Dinh Độc Lập, Bộ tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh Sài Gòn...
5-5: Nhiều nơi ở Sài Gòn thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng.
19-6: Nguyễn Văn Thiệu công bố lệnh tổng động viên.
17-8: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu cuộc tổng công kích cùng với quần chúng nổi dậy.
31-10: Mỹ buộc phải chấp thuận sự có mặt của đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Hội nghị Paris.
12-11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Cờ líp phớt tuyên bố sẵn sàng tham gia hội đàm mở rộng Paris, dù chính quyền Sài Gòn không tham dự.
27-11: Chính quyền Sài Gòn tuyên bố tham gia vào hội đàm mở rộng Paris.
1969
6-6: Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại hội đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam bầu ra.
21-8: Vụ thảm sát tù chính trị ở nhà lao Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.
2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh mất (79 tuổi). Trong di chúc đề ngày 10-5, Người viết: "Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định phải cút khỏi nước ta. Đế quốc Mỹ nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
23-9: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch nước.
1970
17-7 Đoàn Sinh viên quốc tế đến Sài Gòn tham dự "Năm Châu đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam".
1971
22-6 Thượng nghị viện Mỹ thông qua nghị án rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 9 tháng.
1972
Sinh viên yêu nước Nguyễn Thái Bình từ Mỹ về, bị hạ sát trên máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất.
1973
27-1: Sau 4 năm 9 tháng trên bàn hội nghị, Mỹ đã phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết "tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam...".
2-2: Ủy ban hỗn hợp 4 bên Mỹ, Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính quyền Sài Gòn bắt đầu hoạt động.
29-3: Bộ Tư lệnh quân Mỹ viễn chinh ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ về nước.
1974
18-6: 301 linh mục của Giáo hội Sài Gòn ra tuyên bố lên án nạn tham nhũng trong chính quyền Sài Gòn.
22-9: Thành lập Mặt trận nhân dân cứu đói ở Sài Gòn.
1975
14-1: Cảnh sát Sài Gòn bắn chết Pôn Lê-ăng-đờ-ri, phóng viên Thông tấn xã Pháp AFP tại trụ sở cảnh sát ở Sài Gòn.
25-1: Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định phát triển hơn nữa kế hoạch hai năm, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
1-4: Máy bay vận tải khổng lồ C5A - Ghờ-rắc-xi tăng cường chở gấp vũ khí, đạn dược từ Mỹ sang Sài Gòn. Chính phủ Cách mạng Lâm thời công bố chính sách 10 điểm về vùng mới giải phóng.
7-4: Phi công Nguyễn Thành Trung ném bom "Dinh Độc lập".
14-4: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
21-4: Tại Quốc hội Mỹ, Kít-sinh-giơ, Uây-ăng tuyên bố "không còn khả năng bảo vệ được Sài Gòn", Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Trần Văn Hương lên thay.
26-4: Trần Văn Hương từ chức Tổng thống, Tướng Dương Văn Minh lên thay. Nguyễn Văn Thiệu trốn sang Đài Loan. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đòi hỏi Mỹ ngừng can thiệp, giải tán chính quyền Sài Gòn. Cùng ngày, 17 giờ, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
30-4: Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Đến ngày 1-5, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng.
15-5: Lễ mừng chiến thắng.
Tháng 9 Đổi tiền.
1976
Tháng 1 Đại hội Đảng toàn quốc lần IV xác định đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần I.
21-1: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động.
28-3: Thành lập lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4 Bầu Quốc hội thống nhất toàn quốc đầu tiên và Hội đồng nhân dân các cấp.
2-7: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Sài Gòn chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh.
1978
Tháng 3, cải tạo tư sản thương nghiệp toàn miền Nam.
1979
Tháng 8 Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ra Nghị quyết 9.
1980
Nghị quyết 10 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết 17 và 19 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý thị trường.
1986
Tháng 10 Đại hội Đảng bộ thành phố lần IV: Xác định mục tiêu chủ yếu trong 5 năm (1986-1990).
Tháng 12 Đại hội Đảng toàn quốc lần VI xác định đường lối đổi mới, "Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
1991
Tháng 6 Đại hội Đảng toàn quốc lần VII thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đại hội Đảng bộ thành phố lần V. Cương quyết vận dụng Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII.
1996
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Tháng 5 Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, tổng kết 10 năm đổi mới của thành phố.
1998
Kỷ niệm 300 Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
Theo "300 năm SG-TP.HCM" - NXB CTQG
 

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Họ Nguyễn Việt Nam.ORG

Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...

Quỹ Cộng Đồng HNVN
 
Thống kê
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay8,768
  • Tháng hiện tại164,083
  • Tổng lượt truy cập12,794,393
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây