Nguyễn Thạc nổi tiếng về đường văn võ, mệnh danh Nguyễn Hàn hoặc kính trọng được gọi Nguyễn Hàn Thạc (Hàn là danh của Hàn Thuyên tên thật là Nguyễn Thuyên đỗ Tiến sĩ năm 1247 dưới thời Trần Nhân Tông ông làm quan Thượng Thư Bộ Hình) Ngài Nguyễn Thạc nối nghiệp cha chức Thái Bảo, một viên quan liêm khiết chính trực. Ngài cùng các tướng lĩnh vào Quỳnh Lưu xây dựng hậu cứ lớn chống giặc Minh. Ngài đã hợp tác với 2 cụ Tổ Hoàng Khánh và Hồ Hồng khai hoang lập nên Trang Thổ Đôi trù phú ấm no. Trang Thổ Đôi có sức lôi cuốn các dòng họ đồng tâm hợp lực cày cấy trở thành hậu cứ cung cấp lương thảo cho triều đình. Sau khi Lê Lợi bình định thiên hạ xong năm 1428 phong tặng Ngài Nguyễn Thạc chức “Ma Lãnh Nguyễn Thạc danh An Tâm Cư Sĩ tước An Hòa Hầu. Vua Gia Long năm thứ tư xét công lao to lớn của 3 cụ Tổ Nguyễn, Hoàng, Hồ có công khai phá đất đai phong tặng ba vị tổ tiên với 3 danh tính “họ Triệu Cơ” với thần hiệu “Bảo Dực Trung Hưng” vào ngày 15 tháng 7 năm 1805; vua Khải Định năm thứ tư hiệu Đại Khánh phong Ngài sắc hiệu thần phù “Dực bảo trung hưng” vào năm Giáp Tý 1924. Trong 11 năm từ năm 1386 đến năm 1397, An Hòa Hầu Nguyễn Thạc và bà Hồ Thi Thuận sinh 8 con, trưởng nữ và con trai đầu mất sớm còn lại 6 con trai. Trong 6 con trai thì 5 người là võ tướng theo Tả Ao - người được xem là thánh địa lý của Việt Nam gọi là Ngũ Mã đăng trình, mộ mã dòng họ Nguyễn có ngôi kết phát quanThiên mã.
Thiên Mã thứ nhất là cụ Nguyễn Tĩnh tự Khánh Duệ sinh năm Bính Dần (1386) có công đánh dẹp Tàu Ô được phong làm Đô Đốc Tổng quản. Sau khi hy sinh được truy phong Thống Đốc Quận Công hưởng thọ 49 tuổi. Con cháu cụ trong thời phong kiến có 11 vị tướng trung quân ái quốc như ông Nguyễn Đức Thạc được vua phong 2 sắc rồng. Ông Nguyễn Hằng (Nguyên) là Phó Đô Thống Chế. Nguyễn Tri Phương tên thực của ông là Nguyễn Văn Chương Đệ Nhất Huân Thần Tổng Thống Quân Thứ Quảng Nam, Tổng Thống Quân Gia Định, tháng 8 năm 1872 ông được phái ra Bắc và theo lệnh vua Tự Đức giữ thành Hà Nội bị trọng thương rồi tuẫn tiết. Ngày nay con cháu cụ Duệ cũng lắm học hàm học vị, như Phó Giáo Sư Nguyễn Thường Ngô hậu duệ của danh nhân Nguyễn Tri Phương
Thiên Mã thứ 2 là cụ Nguyễn Tu (Yên, An), năm Giáp Thìn (1424) gia nhập nghĩa nghĩa quân Lê Lợi, năm Ất Tỵ (1425) thi đậu thủ khoa cử nhân võ được phong là Thiết Đột Quân đến năm Quý Hợi được phong Cấm Vệ Quân, đến năm Quý được phong là Đề Hạt năm Canh Thìn được phong Quả Cảm Tướng Quân hoặc là Thượng Sỹ. Ngài là Thủy Tổ Đại Chi Nguyễn Triệu Cơ Quỳnh Đôi thời nào cũng có những danh nhân nỗi tiếng.
Thời phong kiến có Nguyễn Trạch đời thứ 5 trúng cử tuyển võ nghệ nhập quân Mạc, phò 4 đời vua Mạc được phong Phụ Quốc Tướng quân, tước Đoạn Trường Đỏ và được truy phong “Kiến Võ Hầu”. Con cháu cụ mấy đời đều đậu Tú Tai như Nguyễn Sơn, Nguyễn Thời Bá, Nguyễn Thời Tự (Vũ), Nguyễn Đàn... Cụ Nguyễn Hữu Chỉnh là cụ Tổ của một dòng họ Nguyễn Triệu Cơ lớn ở Hà Tĩnh và Hà Tây là một danh nho (Hương Cống), nhà thơ, là một danh tướng trong thời loạn giúp Tây Sơn dẹp được Chúa Trịnh, lấy vợ cho vua Quang Trung, được cả 2 vua cùng phong Tước Quận Bằng Nguyễn Hữu Chỉnh.
Nguyễn Tiên Công đậu Phó Bảng. Nguyễn Thịnh đậu Hương Cống. Nguyễn Tri Chỉ chức Đồng Tri phủ. Nguyễn Tri Giai đậu tiến sỹ vào năm 1844 sau đổi lại họ tên là Văn Đức Khuê (ông Tổ họ Văn). Nguyễn Tông Lai thượng Thư Bộ Lại. Sinh Đồ Nguyễn Đoài giữ chức Thái Úy kiêm Võ Bá Tông Tri. Nguyễn Đoài ông Yến Vũ giữ chức Thiên hộ Quốc Lão, Nguyễn Bật làm chức Trưởng thanh tra tài chính, Nguyễn Tông Giảng đậu Phó Bảng tuần phủ Kinh Bắc và Khâm sai 5 xứ Tây Bắc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Văn Mộ, Hưng Hóa. Nguyễn Tông Tự năm Mậu Thìn đậu Hương Cống thụ chức Tri phủ Thước Châu, Nguyễn Thê đậu Hương Cống thụ chức huấn đạo. Cử nhân Nguyễn Danh Kiều, Nguyễn Thế Mỹ, Tú Tài Nguyễn Danh Hòa, Nguyễn Trí Dũng, Nguyễn Như Lan... Sau cách mạng tháng 8 dòng họ này cũng lắm người tài như giáo sư Nguyễn Nhật Tiến, học vị có Tiến Sỹ Nguyễn Xuân Mạnh, Tiến Sỹ Nguyễn Danh Đạt, Tiến sỹ Nguyễn Dương, có nhiều cán bộ trung cao cấp, đại tá trong quân đội.
Thiên Mã thứ 3 là cụ Nguyễn Lai (阮來 ) sinh năm Canh Ngọ (1390) lúc thiếu thời khỏe mạnh và thông minh thao lược võ nghệ, lớn lên trốn nhà gia nhập quân Hồ Hán Thương chống quân Minh xâm lược. Nguyễn Lai làm quan 3 triều đại Hồ, Hậu Trần, Lê Sơ trong cuộc kháng chiến cống giặc Minh và bọn xâm lươc. Dưới triều nhà Hồ giữ chức Đội trưởng, Hậu Trần giữ chức Đô Tổng Quản, năm Giáp Dần (1433) được Lê Tháí Tông phong chức Tổng Quản Quân Lương. Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mùi (1439) hy sinh trong chiến đấu tại vùng Thanh Nghệ hưởng thọ 49 tuổi và được truy phong Thống Đốc Tổng Quản Quân Lương. Ngài là Tiền Thế Tổ Nguyễn Lai năm Giáp Ngọ (1414) sinh ra Nguyễn Lâm về sau là Đức Khởi Tổ Đại Chi Nguyễn Triệu Cơ Sơn Bằng. Nguyễn Lâm thông minh hiểu biết sâu rộng đỗ đạt cao năm 1440 được vua Lê Thái Tông phong chức Thủy Thống Đốc làm quan trong triều chính, năm 1470 được bổ làm quan Tổng Đốc Tổng Quản Quân Thủy ở Thuận An đến năm 77 tuổi mới nghỉ hưu sống thọ 89 tuổi. Đại Chi Nguyễn Triệu Cơ Sơn Bằng là một dòng họ lớn trong thờ phong kiến đời nào các bậc tài giỏi nối nhau kế xuất khoa bảng. Quan Viên Tôn Nguyễn Chanh đậu Tam trường giữ chức xã trưởng, Trùm hội văn, Quan Viên Tôn Nguyễn Hồng đậu Sinh đồ, Nguyễn Năng Võ đậu Hương Cống được bổ chức Ngự Y Hầu Đại Sứ Viện được truy phong Hoàng Tín Đại Phu Thái Y Viện Đại Sứ, Nguyễn Sản đậu Cử nhân võ phong chức Chánh Vệ Úy sau giữ chức Đô Ngự Sử, Nguyễn Năng Chính giữ chức Phó Sở Sở Sứ, Nguyễn Năng Nho đậu Hương Cống giữ chức Tri Phủ tước Hầu Phủ Trường Khánh, Nguyễn Công Sắc Cử nhân võ, Nguyễn Năng Liêm đậu Cử nhân giữ chức Tri Phủ Trường Khánh, Nguyễn Văn Vận đậu Tam Trương giữ chức Chánh Tông thầy thuốc chữa bệnh cho Hoàng Gia được phong Tước Nam Minh Đạo Y, Nguyễn Khắc Tiệp đậu Hương Cống vua Trần Hiển Tông phong chức tri huyện, Nguyễn Ánh đậu Hương Cống giữ chức Tri Phủ Trường Khánh, Nguyễn Tôn Phái đậu Hương Cống giữ chức Tri Phủ Trường Khánh, Nguyễn Huy Bành Tam trường, dạy học, Nguyễn Đức Châu Hiệu sinh đầu xứ, thầy thuốc được Triều Nguyễn phong Tước hiệu Bàng Thái Y Viện, Nguyễn Đào Quý đậu Tú tài làm thầy thuốc, Nguyễn Năng Định đậu Nhị Trường Thủ lĩnh Nghĩa Binh Hữu Bằng chống Pháp, nhà thơ danh nhân văn hóa Hà Tĩnh, Nguyễn Sơn Cử nhân, UVUB kháng chiến Nam bộ, tướng trong quân đội, Trưởng ban kinh tế tỉnh ủy... Sau Cách mạng Tháng 8 phần đông con cháu được học hành, phục vụ tổ quốc và tham gia hoạt động xã hội có 23 Giáo Sư, Phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ và trên 140 kiến trúc sư, kỹ sư, cử nhân và hàng trăm cao đẳng giáo viên và 30 tướng tá trong quân đội và an ninh.
Thiên Mã thứ 4 cụ Nguyễn Lam tức Láng sinh năm Quý Dậu (1393) lớn lên vừa cày cấy và luyện võ nghệ năm Đinh Mùi (1427) nhập quân Lê Lợi giữ chức Tả Đột Quân (quả đấm thép) ở Thanh Nghệ Tĩnh.
Thiên Mã thứ 5 cụ Nguyễn Huyên “Hưng” con út người tráng kiện, giỏi võ nghệ năm Đinh Dậu 1417 giữ chức Phó Tổng Quản Truy Sát cầm quân đánh giặc giữa Thanh Nghệ. Con trai đầu của cụ là Nguyễn Hương và cháu Sơn sống ở Sơn Trà sau chuyển đi Sơn Hương Trà cạnh Sông Hương sinh sống cuối năm Canh Tý 1480 Nguyễn Hương được bổ làm quan. Ông đã tử trận trong trận đánh dọc biển, được truy phong Quản Lĩnh Lộ. Nguyễn Sơn cháu cụ Huyên con ông Hương được nhậm chức cha để rửa thù lúc 51 tuổi.
Trích từ cuốn Lịch sử Đại Chi họ Nguyễn Sơn Bằng do Tiến Sỹ Nguyễn Đình Tùng biên soạn
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Thân gửi Toàn thể cộng đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta tự hào là dòng họ có số lượng dân số lớn nhất Việt Nam hiện nay. Họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều nguồn dân số phân bổ trên nhiều vùng miền nhất của cả nước. Ở đâu trên mảnh đất...