Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) cuối thời Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Thái sử (Ngự Sử). Khi quân nhà Minh xâm lược Đại Ngu, ông đã phò vua Trần Trùng Quang Đế (1409-1413) tổ chức cuộc kháng chiến.
Năm 1413, quân Minh đánh vào Nghệ An, vua Trùng Quang Đế chạy vào Hóa Châu, sai ông đi sứ giảng hoà, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai.
Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!” , nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về.
Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:
- Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???
Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thủy triều lên cao dìm chết. Tương truyền ở dưới chân cầu ông dùng móng tay vạch vào thân cầu tám chữ:“Thất nguyệt, thập nhất nhật Nguyễn Biểu tử” (Nguyễn Biểu tử tiết ngày 11 tháng 7).
Nhân dân miền Nghệ An - Hà Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần. Hiện nay tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ có đền thờ Nguyễn Biểu được xây dựng vào thời nhà Lê để tưởng nhớ công lao của ông.
Từ năm 1941, tác giả Hoàng Xuân Hãn đã công bố trong Khai trí tiến đức, tập san số 2 và 3, mấy bài thơ Nôm đời hậu Trần được gom trong Nghĩa sĩ truyện: một
bài của vua Trùng Quang (1409-1413) tặng Nguyễn Biểu khi lĩnh mạng đi sứ, bài họa lại và sau đó là bài thơ bữa tiệc “đầu người” của Nguyễn Biểu khi bị giặc làm áp lực, bài tế Nguyễn Biểu của vua Trùng Quang và bài tụng chí khí của Nguyễn Biểu do sư chùa Yên Quốc làm ra.
Vua Trần Trùng Quang làm bài thơ Tiễn Nguyễn Biểu Đi Sứ:
Mấy vần thơ cũ ngợi hoàng hoa
Trịnh trọng rầy nhân dựng khúc ca
Chiếu phượng mười hàng tơ cãn kẽ
Vó câu ngàn dặm tuyết xông pha
Tang bồng đã bấm lòng khi trẻ
Khương quế thêm cay tính tuổi già
Việc nước một mai công ngõ vẹn
Gác lân danh tiếng dọi lầu xa
Bài họa của Nguyễn Biểu:
Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lội ba ngàn dám ngại xa
Cỗ Đầu Người
Ngọc thiện trân tu đã đủ mùi
Gia hào thêm có cỗ đầu người
Nem cuông chả phượng còn thua béo
Thịt gũ gan lân cũng kém tươi
Ca lối lộc minh so cũng một
Đọ bề vàng sắt bội hơn mười
Kia kìa ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng để đời!
Xét công lao to lớn của 3 cụ tổ Nguyễn Hoàng Hồ có công khai phá đất đai vua Gia Long năm thứ tư phong tặng ba vị tổ tiên với 3 danh Họ Triệu Cơ với thần hiệu “Dực bảo Trung hưng”.
Sắc phong thần canh nông ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Căn cứ sớ tấu về nguồn gốc phả ký việc cúng tế của 3 dòng họ lớn, tức là 3 vị họ Hồ-Nguyễn-Hoàng là ba họ đầu tiên đến khai cơ lập nghiệp canh nông nay Trẫm ân chuẩn danh 3 họ Triệu Cơ với thần hiệu “Dực bảo Trung hưng”* đại thành hoàng làng và định kỳ mở hội tế tổ vẻ vang muôn đời, cho lê dân (dân cày) vui xuân an bình. Khâm thử.
Ngày 15 tháng 7 năm Ất Sửu, Gia Long năm thứ 4.
Biên dịch: TS. Nguyễn Đình Tùng, Đời 14
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...