Nguyễn Đê kết thân với Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp, thuộc huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (ở làng Đình Bảng có lăng và nhà thờ nhà Lý).
Theo Sử của Trần Trọng Kim viết thì Lý Công Uẩn không có cha, mẹ là Phạm Thị đi chơi ở chùa Tiêu Sơn nằm mộng thấy đi lại với Thần nhân rồi về có thai đẻ ra con trai. Lên 3 tuổi đem cho người Sư ở chùa Cổ Pháp tên là Lý Khánh Vân làm con nuôi rồi mới đặt tên là Lý Công Uẩn.
Một thông tin khác là ở chùa Tiêu (Cảm ưng thiên tâm) có một phiến đá ghi 4 chữ: “Lý gia linh thạch”. Gần đây nhân bệ thờ bị nứt phải trùng tu phiến đá được lật ra, thấy mặt trong là một bộ bài minh ghi rõ: “bà Phạm Mẫu đến ở chùa Tiêu do nhà Sư Vạn hạnh trụ trì, hằng ngày đèn nhang và được một thần hầu (khỉ thần) yêu đưa lên núi ái ân trên phiến đá này có mang, sinh ra lý Công Uẩn, sau làm vua nên phiến đá trở thành linh thiêng đối với nhà Lý.
Vị thần hầu ấy chính là nhà Sư Vạn hạnh. Theo Thiền Uyển tập anh và theo sách Phật học phổ thông xuất bản ở Sài Gòn thì Vạn hạnh là người họ Nguyễn.
Ông là con của Nguyễn Minh Không, quê ở Điền Giang, châu Đại Hoàng cho nên ở Gia Viễn có câu: “Đại hữu sinh Vương” (Vua Đinh), “Điềm Dương sinh thánh” (Nguyễn Minh Không).
Cả 2 anh em Nguyễn Vạn Hạnh và Nguyễn Khánh Vân đều là Thiền Sư ở chùa Cổ Pháp (Đình Bảng) tức chùa Tiêu và chùa Rặn, mẹ Lý Thái Tổ là Phạm Thị Tiên, con gái ông Phạm Long và Bà Đặng Thị Quang, quê ở làng Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn (nay là Mai Lâm, Đông Anh). bà sinh con ở gần cổng Tam Quan dưới gốc cây Mận nên gọi là chùa Rặn (chữ lý là Mận).
Vị Minh Không và Nguyễn Bặc là anh em bà con cùng họ nên khi Nguyễn Bặc bị hại, Nguyễn Vạn Hạnh đưa 2 con ông lên lánh nạn, do tài khéo léo của Vạn Hạnh, nhà Sư có uy tín lớn đối với Triều Lê. Sau đó, Nguyễn Đê xung quân. Vừa để xoa dịu dùng ông vào quân cấm vệ của triều đình. Ngay cả Vệ Vương Đinh Toàn(2) sau khi bị phế truất, Lê Đại Hành cũng cho làm tướng, luôn bên cạnh nhà vua, một phần gia công ân đức để thiên hạ nhìn vào, một mặt để dễ bề khống chế. Nguyễn Đê không nguôi mối thù của cha mình, nhưng chưa có cơ hội để nổi dậy.
Ông vẫn tỏ ra trung thành với nhà Lê, như không hề nghĩ gì về mối thù phải trả với Lê Đại Hành. Đến thời Lê Ngọa Triều (1005 - 1009), Nguyễn Đê được phong tới chức Hữu Điện tiền Chỉ huy sứ, coi giữ 500 quân tùy long (quân luôn đi theo nhà vua). Ông lại là chỗ tâm phúc, tâm giao với Lý Công Uẩn, lúc này đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ và ngầm liên kết với quan Chi hậu Đào Cam Mộc để lật đổ Lê Ngọa Triều, phò Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế. Đại Việt Sử ký ghi lại rằng: Khi Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) băng hà, vua nối (chỉ Lê Xạ, con Lê Long Đĩnh) còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Đê, mỗi người được đem 500 quân tùy long canh giữ, Đào Cam Mộc là quan Chi Hậu đã gặp quan Thân Vệ là Lý Công Uẩn, phân tích thời thế, lòng người và khuyên Lý Công Uẩn: “Nhân lúc này, vận dụng mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ Thang Vũ, gần thì xem việc làm của Đinh - Lê, trên thuận lòng trời, dưới theo lòng dân” để lên ngôi Hoàng đế, thay nhà Lê đã đổ nát. Nguyễn Đê đã cùng Đào Cam Mộc dìu Lý Công Uẩn lên chính điện, lập làm vua. “Trăm quan đều lạy rạp ở dưới sân, trong ngoài đều hô “vạn tuế”, vang dậy cả trong triều”. Như vậy, cùng với Đào Cam Mộc, Nguyễn Đê đã sáng suốt tìm thấy chân chúa anh minh là Lý Công Uẩn để thay thế nhà Lê đã đổ nát, suy vi. Hành động sáng suốt đó của ông vừa báo ơn nước, vừa trả được thù cho cha.
Sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi, sắc phong cho Nguyễn Đê làm Quốc Công, Đào Cam Mộc làm Nghĩa Tín Hầu Nguyễn Đê là khai quốc công thần của nhà Lý. Nguyễn Đê được vua phong là Á Khanh Hầu.
Nguyễn Đê xây nhà thờ Nguyễn Bặc Ở Đại Hữu, sau thành Khởi Nguyên Đường.
Nguyễn Đê có 3 con trai: Nguyễn Quang Lợi, Nguyễn Viễn và Nguyễn Phúc Lịch, hình thành 3 hệ sau này. Nguyễn Phúc Lịch (1072 - 1127) là Thái Bảo Triều Lý, Nguyễn Quang Lợi sau được phong là Hòa quốc công, sinh Đại Tư Đồ Nguyễn Công Quốc.
Con cháu Nguyễn Đê về các triều đại sau này rất phát đạt, sinh ra những nhân vật lịch sử như Nguyễn Ứng Long, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Lý, Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng, đặc biệt là Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim là người khai sáng ra nhà Nguyễn sau này.
Chú thích:
(2) Thực tế Đinh Toàn con trai vua Đinh Tiên Hoàng chỉ làm vua được 8 tháng làm (Phế Đế) rồi bị phế. Năm Tân Mão
901, trong dịp cùng vua Lê đi dẹp loạn ở Cử Long Thanh Hóa, Vệ vương Đinh Toàn bị trúng tên hy sinh trên chiến thuyền lúc mới 17 tuổi. Một cái chết đầy nghi vấn. (Theo Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục).
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Thân gửi Toàn thể cộng đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta tự hào là dòng họ có số lượng dân số lớn nhất Việt Nam hiện nay. Họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều nguồn dân số phân bổ trên nhiều vùng miền nhất của cả nước. Ở đâu trên mảnh đất...