Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn triều Nguyễn

Thứ ba - 01/04/2014 06:20
Không đơn giản là phủ thờ, ngôi nhà vườn của công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em gái vua Khải Định) còn nổi tiếng về luật phong thủy cùng nhiều cổ vật của triều đình nhà Nguyễn được lưu giữ nguyên vẹn.
Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn triều Nguyễn
Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn tọa lạc ở số 31 đường Nguyễn Chí Thanh (TP Huế). Phủ được xây dựng năm 1921, dưới thời vua Khải Định. Qua chiếc cổng đơn giản, với hai trụ cổng đắp nổi hai con "Lân mẫu xuất lân nhi" là con đường uốn lượn dẫn vào nhà.

Ngôi nhà vườn 3 gian hai chái hướng mặt về phía Tây, quay lưng ra đường để tránh tiếng ồn và bụi bặm, đồng thời tạo không gian yên tĩnh để thờ phụng và sinh sống. Hai bên sân trước nhà là hai khối đá với hình thù đặc biệt tượng trưng cho hai yếu tố rồng chầu hổ phục (tả long hữu hổ) của thuật phong thủy. 
Gian giữa nội thất phủ thờ công chúa Ngọc Sơn với hoành phi, câu đối treo hai bên. Phía trong thờ "tiền phật hậu linh". Bàn thờ được đặt ở vị trí chính giữa với ảnh thờ của công chúa Ngọc Sơn, phò mã Nguyễn Hữu Tiễn và quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân.

Châu bản vua Khải Định ban cho công chúa Ngọc Sơn được cất giữ cẩn thận và còn nguyên vẹn sau gần 100 năm. 
Cùng với đó là bộ đũa công chúa và gia đình hay sử dụng. 
Và nhiều cổ vật từ thời công chúa vẫn được lưu giữ. 
Tăm của gia đình công chúa và triều đình được thiết kế làm hai đầu. Một đầu nhỏ để xỉa, đầu to hơn và được đập dập để chà răng.

Đáng chú ý là 3 chiếc huân, huy chương của triều đình tặng cho công chú Ngọc Sơn và phò mã về những công đức đóng góp của hai người

Bộ tiền xu từ thời vua Minh Mạng, vua Đồng Khánh,vua Khải Định và vua Bảo Đạị. Trong đó đồng tiền của vua Minh Mạng (bên trái, phía trên) mang tên "Minh Mạng thông bảo" có khắc lời vua dặn: "Chí công, chí chính, vô đảng, vô thiên", tạm dịch là công tâm, ngay thẳng, không lập bè phái chống đối nhau, không thiên vị cho ai.

Trò chơi xăm hường của gia đình vua quan cũng được cất giữ cẩn thận. Việc tính điểm sẽ phụ thuộc vào các bảng ghi từ trạng nguyên, bảng nhãn đến thám hoa, tiến sĩ, cử nhân... 
Ngay cạnh cửa ra vào, nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An còn cho treo bức châu bản của vua Bảo Đại khẳng định về chủ quyền Hoàng Sa. Bức châu bản này được ông scan lại sau khi đã hiến tặng bản gốc cho Bộ Ngoại giao. Mới đây, ông được Nhà nước trao tặng Kỷ niệm chương về sự đóng góp cho Chủ quyền biển đảo.
Nguyễn Đông

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay9,076
  • Tháng hiện tại255,121
  • Tổng lượt truy cập13,360,609
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây