CỘNG ĐỒNG HỌ NGUYỄN VIỆT NAM - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Ca khúc họ Nguyễn - Nguyễn Văn Vĩnh
Thứ bảy - 25/08/2012 02:41
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh là người thành công nhất trong việc đặt nền móng cho nền báo chí, dịch thuật và phổ biến chữ Quốc ngữ ở miền Bắc (Bắc kỳ) vào đầu thế kỷ 20.
Tác Giả: Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần
Hòa Âm: Nhạc sĩ Lê Huỳnh
Trình Bày: Hoàng Quân
Như học giả Trương Vĩnh Ký ở miền Nam (Nam kỳ) vào cuối thế kỷ 19, học giả Nguyễn Văn Vĩnh mang hoài bão lấy chữ Quốc ngữ làm Chữ Viết Của Người Việt Nam; hai vị học giả này muốn Việt Nam có một Chữ Viết Độc Lập sau hàng ngàn năm giặc Tàu giết chết chữ viết Khoa Đẩu của Lạc Việt, thay bằng chữ Hán và người Pháp thay bằng chữ Tây. Con đường mà hai ông chọn để phổ biến chữ Quốc ngữ là bằng báo chí, dịch thuật, kể chuyện, viết truyện, giảng dạy và các sáng tác gồm nhiều thể loại khác bằng chữ Quốc ngữ.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh cũng như học giả Trương Vĩnh Ký đã dồn tất cả sức lực, thời gian và tài sản của mình để mang đến cho mọi người một tầm mức dân trí cao hơn để có thể học hỏi văn minh thế giới ngoài vòng cương tỏa của văn hóa Trung Hoa, để chấn hưng xã tắc bằng dân trí.
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh thường được hậu thế nhắc đến là chủ bút tờ báo tiếng Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc có tên Đăng Cổ Tùng Thư (hay Đăng Cổ Tùng Báo), trong khi học giả Trương Vĩnh Ký được nhắc đến là chủ bút tờ báo Quốc ngữ có tên là Gia Định Báo. Nhưng nếu chỉ nhắc đến các bậc học giả uyên thâm như những ông chủ bút đầu tiên mà thôi thì xem như công trình và tấm lòng vị nhân vị quốc của hai vị học giả ấy bị quên lãng.
Báo chí, dịch thuật, sáng tác, khảo cứu và giảng dạy chỉ là phương tiện đối với hai bậc tiền nhân; Giành Độc Lập Dân Tộc Bằng Chữ Viết mới là mục đích.
Nền Độc Lập Dân Tộc Bằng Chữ Viết chủ trương Giáo Dục, Nhân Bản và Khai Phóng để Khai Dân Trí làm cho Nước Nhà Văn Minh và Hùng Mạnh như những nước mà hai vị học giả có dịp đi tới và nhìn thấy. Trong các phương tiện của mình, học giả Nguyễn Văn Vĩnh và Trương Vĩnh Ký đề chú trọng đến Con Người, Luân Lý, Dân Tộc, Canh Tân, Học Hỏi, Cầu Tiến một cách hài hòa và hòa bình.
Báo chí, dịch thuật, sáng tác, khảo cứu và giảng dạy thuộc hệ thống nhà nước ngày nay không thấy chú trọng đến những điều trọng tâm mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh và Trương Vĩnh Ký chú trọng đến, trong khi cùng ở vào buổi giao thời văn hóa Á - Âu và sự Tụt Hậu của An Nam giống nhau.
Báo chí, dịch thuật, sáng tác, khảo cứu và giảng dạy thuộc hệ thống nhà nước ngày nay tập trung quá nhiều sức lực, tiền bạc, thời gian vào việc tạo ra kẻ thù vốn chẳng tồn tại, tạo sự chia rẻ giềng mối anh em máu mủ một nhà, tạo ra không khí xã hội căng thẳng triền miên, tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau trong hội đoàn, chùa chiền, nhà thờ, tạo ra lề thói ngôn ngữ chối bỏ các triều đại tổ tiên, tạo ra hàng loạt những ngôn từ phức tạp, lai tạo từ chuyển ngữ giữa học thuyết chính trị thế kỷ 18 và Trung văn.
Một nền Độc Lập Bằng Chữ Viết với chủ trương Giáo Dục, Nhân Bản và Khai phóng trong tinh thần Hài Hòa và Dân Tộc mà ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông Trương Vĩnh Ký và các bậc học giả tiền nhân cố sức vun trồng đang bị hậu sanh xem thường và đánh mất.