TRANG HỌ NGUYỄN PHÚ - KIẾN AN - HẢI PHÒNG

Thứ sáu - 26/04/2019 05:57
Theo sách “Địa linh nhân kiệt” * : “ Do tộc Nhi Hương, do Hương Nhi quốc”, Nghĩa là : “ phải có họ mới thành làng, phải có làng mới thành nước”. Sự hình thành, phát triển của một dòng họ luôn gắn liền với việc dựng làng lập nước
TRANG HỌ NGUYỄN PHÚ - KIẾN AN - HẢI PHÒNG
TRANG HỌ NGUYỄN PHÚ - KIẾN AN - HẢI PHÒNG


.
TRANG HỌ NGUYỄN PHÚ - KIẾN AN - HẢI PHÒNG
Địa chỉ: Huyện Kiến An - Tỉnh Hải Phòng website link button
Website: https://sites.google.com/site/honguyenphukienanhp
 Nước ta nửa đầu thế kỉ XIX. Nhà Nguyễn mới thống nhất đất nước dưới thời Gia Long (1802-1820), thời Minh Mạng (1820-1840), xã hội phân hóa sâu sắc. Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, địa chủ cường hào. Giai cấp bị trị đa số là nông dân. Tệ tham quan ô lại ngày một phát triển, nhân dân ca thán “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(1)Vua Minh Mạng cũng phải than thở: “ bọn quan lại xem thường pháp luất như hư văn, xoay xở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội” (2)
Ở nông thôn địa chủ cường hào ra sức hoành ức hiếp nhân dân. Nguyễn Công Trứ phải tâu vua “cái hại quan lại là một, hai phần. Còn cái hại cường hào đến tám chín phần...” (3)
Nông dân phải chịu nhiều đóng góp bởi thuế cao của nhà nước, tô nặng của cường hào. Một năm có tới sáu mươi ngày lao dịch phục vụ cho xây dựng kinh thành Phú Xuân và 44 hành cung dọc đường từ Phú Xuân ra Bắc, cho vua đi thị sát tình hình Bắc Hà. Ngoài ra còn thiên tai mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ:
  “ Xác đầy nghĩa địa, thây thối bên cầu
  Trời ảm đạm u sầu, cảnh hoang tàn đói rét ”. (4)
Mâu thuẫn xã hội ngày một gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, binh lính nổi loạn suốt nửa đầu thế kỉ XIX, hàng vạn nông dân nghèo đi theo. Địa bàn khởi nghĩa lan rộng.Trong vòng 40 năm dưới thời Gia Long, Minh Mạng có tới 400 cuộc khỏi nghĩa lớn nhỏ. Tiêu biểu nhất cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821-1827). Ở Sơn Nam Hạ (Thái Bình, Nam Định ngày nay), lan tới các trấn Hải Dương( bao gồm cả Hải Phòng ngày nay), An Quảng( Quảng Ninh ngày nay) thu hút hàng chục vạn nông dân đi theo. Triều đình nhà Nguyễn phải dồn lực lượng đàn áp kéo dài 6 năm, hàng nghìn người bị chết, bảy, tám ngàn người bị bắt. Nhiều người phải lẩn trốn mới thoát nạn. Tham gia cuộc khởi nghĩa này có một người trai tên Nguyễn Phú Luân ở trấn Hải Dương.**khi bị triều đình đàn áp phải chạy dạt vào làng Chi Hiếu, Đặng Cương, An Dương lánh nạn. Tại đây Nguyễn Phú Luân gặp được một người con gái thông minh dịu hiền- Nguyễn thị Chất giúp đỡ che chở. Giữa họ nảy nở tình yêu, kết thành gia thất, an cư tại làng Chi Hiếu, Đặng Cượng, An Dương, Hải Phòng ngày nay.(5)
Hai người sinh được 3 người con trai:1-Nguyễn Phú Bản, 2-Nguyễn Phú Trai, 3-Nguyễn Phú Ban. Mỗi người một vẻ, nhưng đều khôi ngô tuấn tú, thông minh, dũng cảm, cần cù chịu khó học tập, lao động, hiếu lễ với cha mẹ và yêu thương nhau như thủ túc. Trưởng thành Nguyễn Phú Bản lấy Phạm Thị Thông, Nguyễn Phú Trai lấy Nguyễn Thị Khả, Nguyễn Phú Ban lấy Vũ Thị Văn.
Ngày 24 tháng giêng Mậu Thân (1847) Nguyễn Phú Luân qua đời, thọ 87 tuổi. Thương nhớ chồng ngày đêm Nguyễn Thị Chất không ăn, không ngủ, khóc than thảm thiết, khiến trời đất cảm động. Nên ngày 24 tháng giêng Kỉ Dậu (1848) Nguyễn Thị Chất rời cõi dân gian, theo chồng về nơi chín suối, thọ 85 tuổi. Nguyễn Phú Luân và Nguyễn Thị Chất là người sinh ra dòng họ Nguyễn Phú ở  Cựu Viên, Kiến An, Hải Phòng được coi là tị tổ, tức tổ thứ nhất họ Nguyễn Phú ở đây.


Chú thích:-
* Giáo trình Hán Nôm Đại học du lịch- NXB Đại học Quốc gia 2000 trang 130, 131; (1),(2),(3),(4) -SGK lịch sử lớp 10 THPT- NXB 2006. (5) Theo truyền miệng của họ Nguyễn Phú, ** cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827) nghiên cứu lịch sử 6/1977.


II - Những người Nguyễn Phú đầu tiên, đến Cựu Viên, Kiến An, Hải Phòng.
Sau khi bố mẹ qua đời, anh em Nguyễn Phú Bản, thường ra sông sông Lạch- Tray đánh cá, hoặc bắt còng, bắt cáy. họ nhìn về phía các ngọn núi vòng quanh bên kia sông, thấy từng đàn Giang sớm bay đi kiếm ăn, chiều bay về ngọn núi Cựu Viên trú ngủ, lại thấy từng đàn cò trắng sáng bay sang sông kiếm mồi, chiều bay về núi Đấu- Đong đậu trắng các ngọn cây. Anh, em Nguyễn Phú Bản nghĩ nơi đó là đất quý. Nên ba anh, em họ quyết chí vượt sông Lạch- Tray, sang núi Cựu viên sinh sống. Mới đầu ba anh, em họ chọn ba gò đất nổi: gò “Cây đa đôi”, gò “đường Tranh”, gò “Cầu Đống”. Nằm thong dong như hình Rồng ẩn hiện dưới làn nước biếc, trải dài từ từ rìa sông Lạch- Tray đến gần đầm Lệ. Làm đất dừng chân, vừa tiện nghề chài lưới, lại tiện cả việc chăn nuôi, trồng trọt, có thế lưỡng canh, dễ bề xoay sở phát triển kinh tế để chinh phục vùng núi Cựu Viên, định kế lâu dài.
Nguyễn Phú Bản- anh cả chọn gò “Cầu Đống”, (khu vực nhà thờ họ Nguyễn Phú ngày nay) Nguyễn Phú Trai- anh thứ hai chọn gò “Đường Tranh”, (cổng trường dậy nghề quân khu III ngày nay),  Nguyễn Phú Ban- em út chọn gò  “Cây Đa Đôi”, (địa phận tiểu đoàn 31 hiện nay). Tạo thành thế ỷ dốc anh, em nương tựa vào nhau, hỗ trợ cho nhau để cùng tồn tại và phát triển. Anh, em hoà mục chung sức, chung lòng, lại cần cù, chịu khó. Nên địa bàn cư trú của họ ngày càng mở rộng, tốt tươi. Tâm thế phấn chấn, an cư lập nghiệp dài lâu. Họ bùi ngùi nhớ lời cha lúc sống căn dặn: “con đâu ta đấy đói no chẳng nề”. Một đêm trăng sáng, ba anh, em họ bí mật vượt sông Lạch- Tray, về làng Chi Hiếu, Đặng Cương đào hài cốt bố, mẹ sang Cựu Viên an táng. Mới đào được hài cốt bố thì trời rạng sáng, những người anh, em còn ở lại làng Chi Hiếu, Đặng Cương tìm mọi cách giữ lại hài cốt mẹ (1).
Ba anh, em Nguyễn Phú Bản, Nguyễn Phú Trai, Nguyễn Phú Ban. Phải làm hài cốt mẹ xương bằng gỗ dâu, đầu bằng gáo dừa. an táng tại bờ hồ Hiệu- “Đường con cá” (gần nhà Nguyễn Phú Xá ngày nay). Nguyễn Phú Bản, Nguyễn Phú Trai, Nguyễn Phú Ban- những người họ Nguyễn Phú đầu tiên đến đất Cựu viên, Kiến An, Hải Phòng.
Hai trăm năm, là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử quốc gia dân tộc. Nhưng là một chặng đường tương đối dài, đối với sự hình thành phát triển của một dòng họ.

Nếu đầu thế kỉ XIX, chỉ có một mình nghĩa sỹ Nguyễn Phú Luân đến đất Chi Hiếu, Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng. Đến đầu thế kỉ XXI dòng họ Nguyễn Phú, ở Cựu Viên, Kiến An, Hải Phòng đã có chín đời, ba ngành, với số đinh lên tới trên 300, người. Họ Nguyễn Phú, đã góp nhiều công lao vào việc dựng làng Cựu Viên, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng, nói riêng và nước Việt Nam, nói Chung. Trên con đường phát triển, dòng họ Nguyễn Phú nơi đây đã tạo nên những nét riêng của mình...

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Họ Nguyễn Việt Nam.ORG

Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...

Quỹ Cộng Đồng HNVN
 
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay17,724
  • Tháng hiện tại247,079
  • Tổng lượt truy cập13,352,567
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây