I- Thời kỳ Thái Sơn:
Người Lạc Việt trong Đại tộc Bách Việt sống tập trung quanh núi Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Hoa ngày nay. Núi Thái Sơn được nhắc đến trong ca dao của Việt Nam:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Thời kỳ Thái Sơn còn gọi thời kỳ Tam hoàng gồm: Toại Nhân là vị vua phát minh ra lửa, gọi là Thiên hoàng; Phục Hy là Nhân hoàng dạy cách chăn nuôi và làm ra bát quái, coi về thời tiết, cùng em gái là Nữ Oa coi về thời tiết.Thần nông là Địa Hoàng dạy dân trồng lúa.
1. Toại Nhân: Toại là khoan gỗ lấy lửa, Nhân là người- không rõ niên đại.
Toại Nhân là người tìm ra được lửa, dạy dân chúng dùng lửa để nấu chín thức ăn cho khỏi tanh hôi. Việc tìm ra lửa là một phát minh vô cùng quan trọng, vì nó giúp con người nấu nướng thức ăn, khỏi phải ăn thịt sống như cầm thú.
2. Phục Hy
Hoàng Đế họ Phục Hy đã có công khai sáng đất nước . Ngài là vị vua có huệ nhãn, biết được các lẽ bí mật của cõi vô hình. Ông được dân chúng thời đó suy tôn là Đế Thiên, Phục Hy còn có tên là Thiếu Hạo, khổ người cao lớn, cao 1 trượng 6 thước, có bà ngoại, tên hiệu là Quang Minh, người ở đất Hoa Dương, nay thuộc phần lớn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Cha của Phục Hy là Đế Hòa (hòa là cây lúa), cũng gọi Hòa Hy. Mẹ của ông là Nữ Hoàng Anh. Vợ của ông là Nữ Đăng. Con trưởng là Đế Khôi, đổi họ là Thần Nông, được dân chúng suy tôn là Đế Thần.
Phục Hy được dân chúng tôn lên làm vua năm Ngài 18 tuổi, định kinh đô tại Huyển Khưu. Ngay từ thời Phục Hy đã có chuyên trách Thương Hiệt để xem thời tiết, khí hậu, lấy dây thắt nút làm ký hiệu chữ nghĩa, ký hiệu các hiện tượng xảy ra để lo việc trồng trọt, chứ không còn man rợ như thời xa xưa. Nhà vua Phục Hy bị tên quản gia Hiên Viên tạo phản dùng một số tay sai của hắn để bắt cóc đưa về Cổ Bắc ở vùng Thiểm Tây. Bởi gặp lúc nước lụt đang dâng cao nên không đi được, kẻ thù liền giết chết nhà vua trên đường tháo chạy. Lúc đó, Đế Khôi tức Thần Nông mới 13 tuổi theo mẹ nuôi là Trinh Nương cùng một số hầu cận chạy thoát. Về sau, dân chúng lập miếu Hy Sơn thờ vọng Phục Hy, Tổ Bách Việt, tại địa phương Thạch Thất gần chùa Tây Phương.
Phục Hy làm vua được 97 năm thì băng. Em gái là Nữ Oa lên kế vị. Bà Nữ Oa là người đã nghiên cứu thời tiết nắng mưa, cùng các ngày lễ, ngày Tết phù hợp với mùa màng và sự nghỉ ngơi của người nông dân sau khi mùa đã thu hoạch. Bà Nữ Oa đã nghiên cứu thời tiết lúc gieo, lúc cấy, lúc gặt, mà dạy dân làm ruộng không mất mùa. Vì thế dân gian coi bà Nữ Oa như một vị thần linh có khả năng “lấy đá vá trời”.
Vua cuối cùng là Thần Nông dạy dân trồng lúa nên gọi Địa hoàng. Sử Tàu ghi Thần Nông truyền được 8 đời, kéo dài 530 năm. Thời kỳ này luôn xảy ra chiến tranh với người Mông Cổ phương Bắc. Trong quyển Kỳ môn độn giáp đại toàn thư có câu hát:
“Tích nhật Hoàng Đế chiến Si Vưu, Trác Lộc kinh kim vị nhược hưu”.(Ngày xưa Hoàng Đế đánh Si Vưu, cuộc chiến ở Trác Lộc đến nay còn chưa dứt- dẫn theo Kim Định).
Sử Tàu ghi trận Trác Lộc nổ ra vào năm 2600 TCN. Si Vưu là tên xấu mà người Hán đặt cho Đế Lai. Trong trận này Đế Lai bị giết, Hiên Viên thắng, được tôn làm Hoàng Đế.
3- Thần Nông- Đế Thần (con trai Phục Hy)
Thần Nông còn tên là Đế Khôi, được dân kính phục và suy tôn là Đế Thần. Lúc thiếu niên, Thần Nông (Đế Khôi) được cha đẻ là Phục Hy gửi Long Cát (thường gọi là Lão Long Cát) dạy dỗ và bà Trinh Nương nuôi dưỡng. Khi Phục Hy mất, Đế Khôi - Thần Nông vẫn còn ít tuổi, cho nên giúp việc điều hành do 2 vị phụ tá của Cha là Lão Long Cát và Hữu Sào. Khi Đế Khôi khôn lớn, trở về làng Sở, mời hội đồng các “vua núi” (Sơn Quân) đem quân đánh đuổi gian nô Hiên Viên, thừa kế sự nghiệp của các cụ Tổ tiên, “lên ngôi vua sáng, thi hành chính nhân, dân chúng một mực kính yêu”. Đất đai từ vùng Tây Phương trở xuống, lấy ngọn Phương Lĩnh, Trầm Đỉnh làm chính, sau đến núi Linh Sơn, Tiên Lữ cùng dãy với ngọn Phong Châu làm thành một dãy. Viêm Đế đem đất đó chia cho dân nghèo. Cả thảy gồm 70 dặm, 65 ấp. Thần Nông tiếp tục sự nghiệp của cha (Đế Thiên- Phục Hy) phát triển việc trồng lúa nước, chọn cây làm thuốc và dạy dân chăn nuôi, đào giếng lấy nước (ở vùng làng Sở - Tiên Phương - hiện ở đây vẫn còn một số giếng nước cổ, theo truyền lại là có từ thời Thần Nông), trồng dâu nuôi tằm, dệt the lụa, làm chủ vùng đất Sở (gọi là Sở Oai) tức là vùng Tiên Lữ, Tiên Phương mà tên nôm xưa kia gọi là làng Sở (thuộc Quốc Oai và Chương Mỹ hiện nay).
Thần Nông còn có công bổ sung phát triển những phát kiến ban đầu của tổ Phục HY về những yếu tố sau này tạo thành lý thuyết Dịch, làm rõ quan niệm về âm dương; cải cách chữ viết theo hình thắt gút kiểu con nòng nọc (khoa đẩu) do Thương Hiệt sáng tạo trước đây; phát triển lịch phục vụ nghề nông được sáng lập từ thời Phục Hy; Trồng rộng rãi các loại cây làm thuốc. Trước đây, ở nước ta đã lưu truyền cuốn sách “Thần Nông bản thảo” sau bị giặc nước tiêu hủy.
Thần Nông mất, giỗ vào ngày mồng Một tháng Sáu cũng là ngày dân ta trước đây hằng năm coi là ngày lễ Thượng điền, một ngày lễ quan trọng của vụ mùa (xưa kia là vụ chính trong năm), từ vua quan đến dân “xuống ruộng cấy lúa”. Cũng có tài liệu nói là giỗ Thần Nông vào mồng Mười tháng Mười (lễ mừng cơm mới) sau khi thu hoạch vụ mùa.
Thần Nông mất được an táng tại khu vực núi Vô Vi, chùa Thổ Ngoã phía trước cửa động của núi Trầm thuộc đất Sở Khê, Tiên Lữ, Phượng Châu thuộc Chương Mỹ ngày nay, ở vùng này hiện nay vẫn còn mộ.
Thần Nông là người đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên hằng năm đặt ra lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh. Theo truyền thuyết phương Nam thì Thần Nông là tổ tiên năm đời của Lạc Long Quân, là Tổ tiên của người Việt.
II. Thời kỳ Ngũ Lĩnh
Ngũ Lĩnh gồm 5 dãy núi như: Việt Thành Lĩnh, Đô Bàng Lĩnh, Manh Chử Lĩnh, Kỵ Điền Lĩnh và Đại Dũ / Dữu Lĩnh.
Núi Ngũ Lĩnh thuộc Vân Nam ngày nay xa xưa là biên giới giữa Nhà Hán và cõi Bách Việt. Tại đây cũng như Trường Sa quận, hồ Động Đình đã xảy ra các trận đánh rất lớn của quân đội của Hai Bà Trưng và quân đội nhà Hán. Người Việt Nam phải luôn nhớ rằng đây là quê hương của quốc phụ, quốc mẫu của người Việt Nam là Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Cháu nội của Thần Nông là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi và Lộc Tục. Đế Nghi làm vua miền lưu vực sông Hoàng Hà còn Lộc Tục làm vua nước Xích Quỷ phía Nam sông Dương Tử, xưng là Kinh Dương Vương.
Năm 2879 trước Công nguyên, Nguyễn Lộc Tục, con trai thứ 2 của cụ Đế Minh (tức là cụ Nguyễn Minh Khiết, cháu 3 đời cụ Thần Nông), vâng mệnh cha lên làm vua nước Nam, lấy sông Dương Tử làm hiệu, gọi là Kinh Dương Vương, đặt tên nước (Quốc hiệu) là Xích Quỷ, mang tên Quỷ Kim Dương, vì sao thứ 23 thuộc hệ thống Nhị thập bát Tú (là 28 vì sao có thật trên bầu trời).
Chùa Tây Phương và Chùa Cực Lạc là 02 ngôi chùa cổ ở Xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất. Theo phả cũ Đế Viêm- vua xứ nóng định đô ở vùng này. Đế Thiên Phục Hy được thờ ở Thiên Cổ Miếu trên núi chùa Tây Phương. Còn chùa Cực Lạc là nơi thờ Địa Mẫu.
Sao Quỷ thuộc chòm sao Chu Tước ở phương Nam,có màu đư (Xích, có nghĩa là màu đỏ), sáng nhất trong các ngôi sao phương Nam đó. Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ, có lẽ cũng còn là để kỷ niệm việc ngôi sao Quỷ Kim Dương, theo truyền thuyết, đã đầu thai vào mẹ ngài -bà Tiên Nương,thứ thất của cụ Đế Minh- từ đó sinh ra ngài.
Kinh Dương Vương cai quản nước Xích Quỷ ở phương Nam với cương vực rộng lớn: Phía Bắc giáp Động Đình Hồ ở bờ Nam sông Dương Tử (Trường Giang) nay thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên -Trung Quốc sau này), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Vương quốc Xích Quỷ của các tộc người Việt cư trú tại các khu vực khác nhau ở miền nam sông Dương Tử thời kỳ này có thể nói đây là một liên bang lỏng lẻo giữa các nhóm tộc Việt khác nhau như Điền Việt ở Vân Nam, Dạ Lang ở Quý Châu, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Triết Giang, Sơn Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt (Tây Âu) ở Quảng Tây, Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam...
Chùa cực lạc mới được khôi phục lại, Trước chùa là miếu thờ Địa mẫu. Chùa thờ Thần và thờ phật theo tín ngưỡng người Việt là tiền Thần hậu Phật. Gian giữa nhà tiền đường có tòa cửu long bằng đá, giữa tiền đường và hậu điện có một đình hình lục giác trong đặt tượng một vị Thần đầu đội mũ bình thiên, ngồi trên long ngai (trang phục hoàng đế). Khi đào đất năm 2007 người ta phát hiện một tượng đồng hình người đàn bà mặc áo tơi lá và một đầu tượng đất nung.
Cụm di tích động Hoàng xá, chùa Vàng ở Hoa Vôi, Quốc Oai,
Hà Nội là nơi thờ và có mộ vọng Đế Thiên Phục Hy
Ảnh Tư Liệu: Gò Sở-Mộ Đế Thần (Thần Nông) ở cánh đồng trước núi chùa Trầm, Chương Mỹ, Hà Nội. Trên Gò có cây hoàng anh (cây duối) cổ thụ. (Gần đó có mộ Lão Long Cát thầy dạy của ngài).
Đế Khôi (hay Đế Thần) hiệu là Thần Nông nối ngôi Đê Thiên Phục Hy định đô ở Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Nội. Cụm di tích chùa Trầm, chùa Vô Vi... thờ Thần Nông và Lão Long Cát thầy dạy của ngài.
Ảnh tư liệu: Mộ Kinh Dương Vương ở Văn Nội, Phú Lương, quận Hà Đông. Trong vùng được coi là kinh đô cổ còn bảo tồn hàng chục khu miếu mộ thờ các dòng vua Hùng ở các làng Xứ đồng Xích Hậu theo tài liệu khảo cứu là khu mộ các hoàng hậu nhiều đời Vua gọi là khu mả Đế). Trong các cây cổ thụ trồng ở khu di tích thường có cây hoàng anh mộc (cây ruối).
Kinh Dương Vương lấy núi Hồng Lĩnh là ngọn cao nhất vùng núi rừng Ngàn Hống (Hà Tĩnh) làm Kinh đô nước Xích Quỷ, sau này còn gọi là Kinh đô Nghĩa Lĩnh.
Sở dĩ có tên núi là Hồng Lĩnh vì ngày ấy có đàn chim Hồng nhạn trú ngụ suốt ngày đêm. Núi Hồng Lĩnh nay thuộc thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Từ đó, Kinh Dương Vương được người Việt coi là Thủy Tổ của nước Việt. Trong đền thờ cụ có bức đại tự lớn 4 chữ “Thuỷ Tổ Nam Bang” có nghĩa là Thủy Tổ nước Nam. Hiện nay Lăng ngài Kinh Dương Vương vẫn còn ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh,Việt Nam (tên cũ là ấp Phúc Thần, làng Thần Thủy, nước Xích Quỷ). Tại đây còn có đền thờ Ngài, con trai và con dâu ngài - đại đế Lạc Long Quân và Hoàng Hậu Âu Cơ, được gọi là Tam vị Thánh Tổ.
Bà Tiên Nương, sau được dân Việt tôn xưng là Hương Vân Cái Bồ Tát, cũng chính là Đoan Trang thánh Mẫu,vị Mẫu đầu tiên trong đạo Mẫu của người Việt. Bà sống ở động Phi Tiên, sau được người Việt lập đền thờ phụng tại động Phi Tiên nay thuộc tỉnh Hòa Bình. Mộ bà táng tại ngã 3 Ba La Bông Đỏ, qua thị xã Hà Đông cũ khoảng 2 km, nay thuộc Thủ đô Hà Nội mới mở rộng.
Bia đá - Kinh Dương Vương lăng
Đế Nghi, người anh trai của Kinh Dương Vương,là con đầu của cụ Đế Minh với bà vợ cả, được vua cha truyền ngôi cho ở phương Bắc, cai quản vùng đất từ sông Dương Tử trở lên phía Bắc đến sông Hoàng Hà.
Người Hán, một dân tộc lai giữa người Việt và người Mông Cổ, lúc đó mới chỉ cai quản vùng đất hẹp ở lưu vực sông Hoàng Hà, tiếp giáp với cương vực Đế Nghi cai quản,và tiếp giáp với cương vực người Mông Cổ cai quản.
Các đời từ cụ Thần Nông, con là Viêm Đế, cháu là Đế Minh tức Nguyễn Minh Khiết, truyền thuyết và sử sách xưa gọi là họ Thần Nông; từ đời cụ Kinh Dương Vương, gọi là họ Hồng Bàng (Hồng Bàng thị). Sau này con trai cụ là Lạc Long Quân Đại Đế phối ngẫu với Hoàng Hậu Âu Cơ sinh được 100 người con trai, trong đó 99 người con trai mang họ Lang, chỉ có người con đầu (người con cả trong 50 người con trai theo Lạc Long Quân xuống biển, cũng chính là cháu trai trưởng cụ Kinh Dương Vương) được đổi sang họ Hùng, tên là Hùng Đoàn lên nối ngôi cha, gọi là Hùng Quốc Vương, đổi tên nước thành Văn Lang mở đầu thời đại Quốc tổ Hùng Vương, tồn tại 18 đời cho đến khi nước ta rơi vào tay An Dương Vương Thục Phán năm 258 trước Công Nguyên. Nước Việt lúc đó được Thục Phán đổi tên là Âu Lạc (lấy tên 2 bộ tộc chính, Tây âu và Lạc Việt) Có những nhà viết sử cho rằng họ Hồng Bàng tính từ thời Hùng Vương thứ nhất, truyền được 18 đời. Đến nay có ý kiến cho rằng họ Hồng Bàng tính từ đời Kinh Dương Vương từ năm 2879 trước Công nguyên đến năm 258 TCN với thời đại Hùng Vương kéo dài 108 đời chứ không phải 18 đời.
Lăng Kinh Dương Vương - Bia mộ
Đình Nội Làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội thờ Lạc Long Quân và đình Ngoại thờ Lý Lang Công (theo phả cũ Lý Lang Công hay Ba công đại vương là chú của Lạc Long Quân).
Ảnh tư liệu: Trong đình Nội làng Bình Đà thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân còn giữ bức giá Thánh rất cổ trạm hình Quốc Tổ và 108 vua Hùng
Đế Nghi sinh Đế Lai thay cha làm vua phương Bắc, Lộc Tục sinh Sùng Lãm làm vua Phương Nam, xưng là Lạc Long Quân. Đế Lai liên minh với nước Xích Quỷ để chống quân Mông Cổ, gả con gái là Âu Cơ cho Lạc Long quân Trong trận Trác Lộc, Đế Lai tử trận. Bề tôi của ông theo Âu Cơ chạy xuống nước Xích Quỷ; Lạc Long Quân đem quân chạy ra biển. Thời kỳ này người Việt tập trung quanh vùng Ngũ Lĩnh.
III. THờI kỳ PHoNG CHÂU
Lạc Long Quân chạy ra biển, đổ bộ vào vùng Nghệ An. Lúc đầu ở tại rào Rum, Ngàn Hồng sau đó lên vùng AO VIệT lập nước Văn Lang.
Cho đến nay, toàn bộ hiểu biết về cội nguồn dân tộc Việt mới dừng lại ở đó. Phải thừa nhận, việc chia tiền sử người Việt thành ba thời kỳ như trên là xác đáng. Đó là công lao của nhiều thế hệ sử gia Việt Nam đã chắt lọc ra từ huyền sử và thư tịch Việt Nam, Trung Hoa. Điều này giúp cho người Việt phần nào biết được nguồn cội tương đối gần của mình.
Giếng cổ- di tích được bảo tồn
Khi Lạc Long Quân đem quân dân Việt đổ bộ vào Nghệ Tỉnh xây đựng nhà nước Văn Lang là tổ tiên ta trở lại nơi phát tích của mình, nhận vai trò người thừa kế hợp pháp cả về huyết thống cả về lãnh thổ của tổ tiên người Việt. Một dòng lịch sử truyền nối liên tục không đứt quãng. Phát hiện này làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của chúng ta về cội nguồn và lịch sử dân tộc.
Chúng ta phát hiện ra rằng: tổ tiên ta từ đất nước Việt Nam đã mang gươm (rìu đá) đi mở cõi, khai thác mở mang vùng đất nay thuộc nướcTrung Hoa, tại đây xuất hiện vị tổ gần hơn là Thần Nông vùng Thái Sơn, sông Nguồn từng dạy dân nghề ngũ cốc. Tổ tiên đã mở đất, đã chiến đấu kiên cường với kẻ xâm lấn rồi khi không thể ở lại được đã trở về mái nhà xưa. Chính những hậu duệ đi xa trở về này do phải tiếp xúc đối đầu với nền văn minh du mục, với kẻ địch mạnh đã trở nên mạnh mẽ và khôn ngoan hơn. Điều khôn ngoan nhất mà các vua Hùng đem đến cho người Việt phương Nam là tổ chức nhà nước. Chính nhà nước dù còn lỏng lẻo này đã làm thay đổi về chất trong quan hệ của cộng đồng Việt: từ quan hệ bộ tộc chuyển sang quan hệ quốc gia. Quan hệ này giúp các vua Hùng sáng tạo nên văn minh Đông Sơn rực rỡ và có được sức mạnh trong đấu tranh với kẻ thù.
Như vậy, lịch sử Việt tộc có hai thời kỳ:
Thời kỳ đầu từ Việt Nam đi lên khai phá vùng đất ngày nay là Trung Hoa.
Thời kỳ thứ hai, đại bộ phận ở lại dựng nước Trung Hoa, một bộ phận trở về dựng nước Văn Lang. Dòng Việt này bổ sung văn hóa tích lũy được ở phương Bắc vào văn hóa Việt Nam.
Do Việt tộc đã sống trên đất Trung Hoa từ 40.000 năm trước với đại đa số dân cư Trung Hoa thời thượng cổ là người gốc Việt nên hệ quả tất yếu, văn hóa Việt là chủ thể tạo thành văn hóa Trung Hoa. Mặc nhiên, ngôn ngữ Việt cũng góp phần hình thành ngôn ngữ Hán cổ đại. Qua thời gian dài hơn 4500 năm, qua nhiều biến cải, ngôn ngữ Việt xưa đã hòa tan vào ngôn ngữ Hán hiện đại, dẫn tới hệ quả ngược đời là không ít học giả cho rằng, phần lớn tiếng Việt được học từ tiếng Hán!
Nhưng bằng tâm linh và dự cảm, nhiều người Việt vẫn nhận ra dấu ấn của tổ tiên mình trong văn hóa Trung Hoa.
Tìm lại cội nguồn là phát kiến lớn, không chỉ cho ta khám phá ra lịch sử, văn hóa chân thực của Việt tộc, đáp ứng nhu cầu hiểu biết mà quan trọng hơn, nó giúp ta khai thác nhiều lớp trầm tích văn hóa Việt đang lưu giữ tại phương Đông, kết tinh trong Việt nho với nội dung:
1- Quan niệm về một vũ trụ “tham thiên lưỡng địa”: Vũ trụ vận hành đi lên với 3 phần Dương, và 2 phần Âm. Đấy là sự phát triển tích cực nhưng cân đối mà nay gọi là phát triển bền vững.
2- Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh. Trong tam tài thiên - địa - nhân thì con người là chủ. Trong vị trí chủ nhân, con người phải sống thái hòa với nhau và với thiên nhiên. Con người không chỉ là thể xác vật chất mà còn là tâm linh, sống trong tương quan với những thế giới siêu nhiên khác.
3- Để được như trên, con người phải sống trong Đạo Việt An vi. Không hữu vi duy vật tranh giành chiếm đoạt, không vô vi lánh đời mà sống tích cực tận tâm tận lực làm việc cho mục đích hướng thiện, theo lẽ an nhiên, an hòa của lòng mình, hợp với sự vận hành của vũ trụ.
Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh và Đạo Việt An vi. Đấy là khối năng lượng tâm linh, tinh thần, văn hóa vĩ đại không chỉ giúp ta phục hưng Việt tộc mà còn góp phần đưa nhân loại đi lên trong những năm tháng đầy khó khăn này.
Năm trăm năm trước, nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm dự báo vào đầu thiên niên kỷ này: nhân đào đáo hoàn, xã tắc an lạc. Nghĩa là những người đi trốn sẽ trở về, đất nước yên vui.
Không chỉ vậy, Trạng Trình còn nói:
Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ, Hưng tộ diên trường ức vạn xuân.
(Đất nước Hồng Lam này 500 năm sau sẽ là thời kì hưng thịnh trăm nghìn năm).
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Dưới đây là toàn văn bản dự thảo, được trình lên Đại Hội Hội Đồng Họ Nguyễn Việt Nam phê duyệt và gửi lên các cấp chức năng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua. ( DOWNLOAD BẢN GỐC TẠI ĐÂY )