Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn

Chủ nhật - 20/08/2023 20:46
Nguyễn Sơn là một trong những người Việt Nam được phong quân hàm cấp thiếu tướng đợt đầu tiên vào năm 1948. Ông cũng được Trung Quốc phong quân hàm tướng vào năm 1955 nên ông được gọi là Lưỡng quốc tướng quân. Là vị tướng rất giỏi, văn võ song toàn. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn
Ngày/nơi sinh: 1 tháng 10, 1908, Gia Lâm
Ngày mất: 21 tháng 10, 1956, Hà Nội
Vợ/chồng: Lê Hằng Huân (kết hôn ?–1956)
Con: Trần Hàn Phong, Nguyễn Thanh Hà, Trần Tiểu Việt, THÊM
Giải thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh
Học vấn: Trường quân sự Hoàng Phố
Bí danh: Vũ Nguyên Bác, Lý Anh Tự, Hồng Thủy

​​​​​​​Tại Hà Nội và TP HCM có 2 con đường mang tên "lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn, vị tướng duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia. Lúc sinh thời ông luôn dạy con: chống chiến tranh, giành hòa bình, hữu nghị và Tổ quốc trên hết.
 
Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 1.

Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (1908 -1956) thuộc thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 2.

Khi đang học Trường Sư phạm nội trú Hà Nội, tướng Nguyễn Sơn tham gia cách mạng và được kết nạp tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Năm 1925, ông sang Quảng Châu dự lớp học chính trị đặc biệt. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 3.

Từ năm 1927 – 1945, tướng Nguyễn Sơn tham gia cách mạng Trung Quốc lập nhiều thành tích xuất sắc, được bổ nhiệm nhiều chức vụ như chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 34, Quân đoàn 12 Hồng quân lúc mới 24 tuổi. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 4.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II nước Cộng hòa Xô viết Trung Hoa (1934), ông được bầu làm Ủy viên Trung ương. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 5.

Năm 1945, Pháp mở rộng chiến tranh hòng đánh chiếm nước ta lần nữa, với lòng yêu nước, yêu quê hương, Nguyễn Sơn trở về Việt Nam tiếp tục chiến đấu. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 6.

Khi quân Pháp theo chân quân Anh vào Sài Gòn để giải giáp quân Nhật, đánh chiếm Sài Gòn và miền Nam nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử tướng Nguyễn Sơn làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 7.

Sau này ông lại được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Trung Bộ để ông vừa chỉ huy tác chiến, vừa nghĩ kế lâu dài là đào tạo cán bộ cho quân đội. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 8.

Năm 1948, ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt thụ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 9.

Năm 1950, Nguyễn Sơn quay lại Trung Quốc. Ông đảm nhiệm các chức vụ Phó Cục trưởng Cục Điều lệnh Bộ Tổng giám huấn luyện của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Tổng Biên tập "Tạp chí huấn luyện chiến đấu" của Quận ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 10.

Chính phủ Trung Quốc đã phong cho ông quân hàm Thiếu tướng, người nước ngoài duy nhất được phong hàm tướng của Trung Quốc. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 11.

Mùa hè năm 1956, tướng Nguyễn Sơn bị bệnh ung thư. Vì nhớ Tổ quốc, quê hương, ông đã đề đạt nguyện vọng trở về Việt Nam và tạ thế tại Hà Nội ngày 21/10/1956. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 12.

Nguyễn Sơn được mệnh danh là “Lưỡng quốc tướng quân” bởi được phong quân hàm tướng của hai quốc gia. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 13.

Ông được đánh giá là người văn võ toàn tài. Ông có tài chỉ huy chiến đấu và có tài về huấn luyện quân sự, có tài về công tác chính trị. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 14.

Ông còn được biết đến bởi có tài diễn thuyết. Bài diễn thuyết của ông bao giờ cũng thấm vào lòng người. Hễ tướng Nguyễn Sơn nói chuyện là mọi người hào hứng, im lặng để nghe... Ảnh: Trí thức và Cuộc sống

Ai là "lưỡng quốc tướng quân" khiến người Việt ngưỡng mộ đặt tên đường? - Ảnh 15.

Đặc biệt, tướng Nguyễn Sơn là người ủng hộ việc gìn giữ sân khấu cổ truyền. Ông chi tiền để nhân dân Thanh Hóa dựng lại Hội Múa dân gian cổ truyền. Ông mời Đinh Ngọc Liên - Quản Liên vốn chỉ huy đội kèn Bảo an của Bảo Đại trao nhiệm vụ khôi phục lại đội kèn, bây giờ là đoàn quân nhạc của quân đội ta. Ảnh: Trí thức và Cuộc sống


 

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,826
  • Tháng hiện tại163,141
  • Tổng lượt truy cập12,793,451
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây