Nguyễn Thế Truyền (1898 - 1969)

Thứ tư - 24/07/2013 07:31
Nguyễn Thế Truyền (1898 - 1969) là một nhà chính trị người Việt từng hoạt động trong phong trào vận động đòi người Pháp rút khỏi Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, một trong nhóm được người đương thời gọi là "nhóm Ngũ long".
Nguyễn Thế Truyền (1898 - 1969)
Nguyễn Thế Truyền (1898 - 1969)

Ông sinh 17 tháng 12 năm 1898, quê làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định, con một gia đình quyền thế: cha ông là Nguyễn Duy Nhạc làm án sát tỉnh Hà Nam; ông nội là Nguyễn Duy Hàn làm tuần phủ tỉnh Thái Bình, mất ngày 12/4/1913, bị sát hại bởi trái tạc đạn của Phan Văn Tráng, trong Quang Phục Hội (Phan Bội Châu).

Năm 1910, Truyền 12 tuổi, được phó công sứ Thái Bình Dupuy đem qua Pháp du học. Vào nội trú trường Parangon (Joinville le Pont, ngoại ô Paris) trực thuộc Alliances françaises do André Salles, cựu thanh tra thuộc địa làm giám đốc. Theo Phan Văn Trường, trường Parangon có mục đích đào tạo những trẻ em thuộc địa để trở thành những “công dân tốt” trung thành với mẫu quốc. Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền liên tiếp được học bổng của Alliances françaises từ 1913 đến 1922. Năm 1915, đậu Brevet Supérieur, về nước một năm, học thêm Hán văn, rồi trở lại Pháp học tiếp kỹ sư hóa học (1916-1920) ở Toulouse. 1920, tốt nghiệp, về nước một năm, học tiếp Hán văn. Tháng 8/1921 trở lại Paris, sửa soạn luận án tiến sĩ, học thêm triết (đậu cử nhân triết năm 1922).

Khi mới trở lại Paris, Nguyễn Thế Truyền ở số 3 Champollion, Paris 5. Đầu năm 1922, đến ở nhà Phan Văn Trường, số 6 villa des Gobelins. (Lúc này Phan Văn Trường đi Đức, biện hộ tại toà án binh Mayence từ giữa 1921 đến tháng 5/1922). Khi Phan Văn Trường về Pháp, thì Nguyễn Thế Truyền mướn nhà số 6 Saint Louis en l’Ile, Paris. Kết duyên với cô La Tour, làm y tá, sống chung từ cuối 1922, có bốn con.

Trong thời gian ở Pháp ông liên lạc và sinh hoạt với các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Sinh Cung[3] được người đương thời gọi là "nhóm Ngũ long." Bút hiệu "Nguyễn Ái Quốc" trên"Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam" được ghi nhận là đại diện cho bốn ông: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, và Nguyễn Sinh Cung.[4]

Trong thời gian tại Pháp ông gia nhập Đảng Xã hội Pháp rồi Đảng Cộng sản Pháp (1922)[2] và chính ông là người giới thiệu Nguyễn Sinh Cung đến với chính giới Đảng Xã hội Pháp và Đảng Cộng sản Pháp. Khi được tin Phan Bội Châu bị quản thúc, ông hoạt động tích cực đòi nhà chức trách Pháp trả tự do cho nhà chí sĩ họ Phan. Ông đứng ra quyên góp hơn 6.000 franc Pháp để gửi về cho Phan Bội Châu khi được tin ông bị đưa an trí ở Huế, số tiền mà luật sư Phan Văn Trường gọi là "món nợ thiêng liêng" đối với nhà chí sĩ.[5]

Nguyễn Thế Truyền đã đóng góp bài vở và từng làm chủ bút cho báo Le Paria của Đảng Cộng sản Pháp nhưng sau ông từ bỏ chủ thuyết Cộng sản và cho ra một tờ báo riêng mang tên Việt Nam hồn (ra được 8 số từ Tháng Giêng đến Tháng Tám 1926), rồi Hồn Việt Nam (4 số), L'Ame Annamite, La Nation Annamite và tờ Phục quốc vào cuối năm 1926 đòi hỏi chính quyền Pháp đáp ứng nguyện vọng tự do của dân Việt Nam. Sau lại thêm tờ Việt Nam xuất bản vào Tháng Chín năm 1927.[2] Cộng tác với ông là nhà văn Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc. Những tờ báo này là tụ điểm của nhiều người Việt đồng chí hướng ở Pháp. Tháng 6 năm 1927 Ông khai sinh và làm chủ tịch Đảng Việt Nam Độc lập ở Pháp.

Ngày 7/12/1927 Nguyễn Thế Truyền bàn giao lại cho Tạ Thu Thâu, cùng gia đình và Nguyễn An Ninh lên tàu Chantilly, về nước. Tháng 1/1928, ông về đến nhà, sau đó cùng với vợ người Pháp và 4 đứa con định cư ở làng Hành Thiện và thành phố Nam Định.

1934 Ông sang Pháp trở lại, hoạt động đến 1937 thì về nước.

Một giai thoại còn lưu truyền là việc ông đánh tổng đốc Vi Văn Định của tỉnh Thái Bình khi quan tổng đốc tỏ ra hống hách, ngang ngược ở bến đò Tân Đệ.[6]

Ngày 1/5/1941 ông bị Sở mật thám Đông Dương bắt và kết tội thông đồng với người Nhật nên bị án đày sang Madagascar cùng với người em là Nguyễn Thế Song[7] đến năm 1946 mới được thả.[8]

Sau Hiệp định Genève (1954) ông di cư vào Nam, tiếp tục nghề báo thời Việt Nam Cộng hòa rồi ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1961 thời Đệ nhất Cộng hòa liên danh với Hồ Nhựt Tân nhưng thất bại.

Ông mất ngày 19 Tháng 9 năm 1969 ở Sài Gòn và được chôn cất long trọng, gần mộ cụ PHAN tại nghĩa địa Gò Công (quận Gò Vấp).

Chú thích

  1. Cuộc đời Nguyễn Thế Truyền
  2. "Phong trào chống Pháp đầu thế kỷ 20: Nguyễn Thế Truyền"
  3. Duiker, William. tr 85
  4. Hémery, Daniel. tr 44-45
  5. Lê Tùng Minh. "Cao trào đấu tranh đòi tự do cho Phan Bội Châu."
  6. Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
  7. Ngô Văn. tr 265
  8. Cuộc đời Nguyễn Thế Truyền...

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay12,394
  • Tháng hiện tại310,799
  • Tổng lượt truy cập13,998,084
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây