Ngài NGUYỄN HỮU CẢNH được liệt vào danh sách 'Khai quốc công thần' và thờ tại Thái miếu nhà Nguyễn

Thứ năm - 21/03/2024 20:16
Năm 1698 được lấy làm năm khai sinh Sài Gòn bởi một vị tướng đã lập ra phủ Gia Định vào thời gian này.
Ngài NGUYỄN HỮU CẢNH được liệt vào danh sách 'Khai quốc công thần' và thờ tại Thái miếu nhà Nguyễn

Sài Gòn trải qua hơn 300 năm lịch sử, khá trẻ so với nghìn năm văn hiến của dân tộc, song hiện là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ mảnh đất đồng không mông quạnh xưa, TP. HCM hiện có gần 9 triệu người (tính đến ngày 1/6/2023), hàng loạt cao ốc và đường phố luôn tắc nghẽn bởi mật độ dân cư cao.

Danh tướng dẹp yên Chiêm Thành

Cổng TTĐT TP. HCM giới thiệu lịch sử hình thành như sau: "Năm 1698, chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn".

Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, húy Kính, sinh năm 1650 tại huyện Phong Lộc (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) trong một gia tộctrâm anh thế phiệt lâu đời có nguồn gốc cùng tổ với chúa Nguyễn.

Tượng Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Tượng Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước phân tranh, xung đột ác liệt giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1627-1672). Chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đến Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đều phải dụng binh đánh đuổi giặc ngoài để giữ yên bờ cõi, bình định biên cương. Mặt khác, các chúa Nguyễn đều toan tính mở rộng đất đai phương Nam, nhằm đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử ấy, tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ. Ở tuổi đôi mươi, ông nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh "Hắc Hổ".

Sự nghiệp của ông được Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn), cho biết: “Lúc trẻ tuổi Hữu Cảnh theo cha đi đánh dẹp, có công được làm Cai cơ”.

Năm Nhâm Thân (năm 1692), ông theo lệnh chúa Nguyễn dẹp loạn vua Bà Tranh của Chiêm Thành làm phản, lấn cướp Diên Ninh (là Diên Khánh thuộc Khánh Hòa). Lần ấy ông bắt Bà Tranh đem về, đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Năm Kỷ Mão (năm 1699), vua nước Chân Lạp là Nặc Thu làm phản, ông được cử làm Thống suất đi đánh và năm Canh Thìn (năm 1700) dẹp yên được.

Nam tiến mở cõi

Trên bước đường binh nghiệp của mình, công lao lớn nhất của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, ấy là vào năm Mậu Dần (1698).

Khi đó, chúa Nguyễn cử ông làm Kinh lược sứ đất Chân Lạp, thiết lập phủ Gia Định, gồm huyện Phước Long (với dinh Trấn Biên) và huyện Tân Bình (với dinh Phiên Trấn). Cột mốc này cũng được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP. HCM ngày nay.

Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.

Viết về công việc này của Nguyễn Hữu Cảnh, trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ XVIII, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.

Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ (phụ trách về công tác tư pháp). Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.

Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.

Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.

Kể từ thời điểm này, các chúa Nguyễn đã xác lập quyền lực thực tế của mình “trong việc quản lý ruộng đất, hộ khẩu và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên cũng như nguồn thu thuế qua việc trao đổi giao thương với thương nhân các nước trên vùng đất mới”.

Năm Canh Thìn 1700, sau khi khiến vui Chân Lạp là Nặc Ông Thu thảm bại phải đầu hàng, Nguyễn Hữu Cảnh thay vì trở lại Sài Gòn - Gia Định đã rút quân về miền Tây, chế ngự giữa hai miền "Chân Lạp miền trên" (tức xứ Campuchia) và "Chân Lạp miền dưới" (nay thuộc miền Hậu Giang). Gián tiếp nhưng thành trực tiếp, Nguyễn Hữu Cảnh tiến hành việc bình định an dân trên mảnh đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ.

Sau khi chọn vùng cù lao Cây Sao (sau gọi là Cù lao Ông Chưởng, nay thuộc Chợ Mới, An Giang) đóng quân một thời gian, tháng 5 năm Canh Thìn (năm 1700), Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh mất, thọ 51 tuổi, kết thúc đời binh nghiệp với những chiến công hiển hách.

Ban thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Báo Dân Việt

Ban thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Báo Dân Việt

Nghe tin ông mất, chúa Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) vô cùng thương tiếc, truy tặng chức Chưởng Dinh, ban thụy là Trung Cần; đầu niên hiệu Gia Long (1802-1820), được tặng làm Phó tướng Chưởng Cơ, liệt vào hàng công thần thượng đẳng, thờ tại Thái miếu. Năm 1810, ông được liệt thờ vào miếu Khai quốc công thần. Đời vua Minh Mạng (1820-1841), ông được tặng chức Đô thống chế dinh thần cơ, phong tước Vĩnh An hầu.

Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức hàng năm tại TP. HCM

Lễ giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được tổ chức hàng năm tại TP. HCM

Để ghi nhớ công ơn của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, là người có công phát triển đất nước về phương Nam, từ Biên Hòa (Đồng Nai) cho đến Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) đều có đền thờ tưởng niệm ông. Ngay tại Nam Vang (nay là thủ đô Phnôm Pênh - Campuchia) cũng có ngôi đền thờ ông.

Tham khảo:

- Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với sự nghiệp mở cõi phương Nam cuối thế kỷ XVII - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (28/5/2013).

- Vị tướng khai sinh đất Sài Gòn - Báo VnExpress (16/2/2016).

- Nguyễn Hữu Cảnh - Danh tướng mở mang Lục tỉnh, dẹp yên Chiêm Thành - Báo Dân Việt (4/9/2022).

 

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Xin mời quý bà con cộng đồng cùng chia sẻ và kết nối thông tin với ban biên tập cổng thông tin họ Nguyễn Việt Nam.
Email: info@honguyenvietnam.org

Điện thoại: 0907097567
Zalo Group: https://zalo.me/g/ggupcf777
Facebook Groups: https://www.facebook.com/groups/congdonghonguyen
Fanpage: https://www.facebook.com/honguyenvietnam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu website Honguyenvietnam.org

Thân gửi Toàn thể  cộng đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta tự hào là dòng họ có số lượng dân số lớn nhất Việt Nam hiện nay. Họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều nguồn dân số phân bổ trên nhiều vùng miền nhất của cả nước. Ở đâu trên mảnh đất...

Quỹ Cộng Đồng HNVN
 
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay11,053
  • Tháng hiện tại334,482
  • Tổng lượt truy cập14,021,767
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây