Văn hoá thờ vọng tại Việt Nam, nét đẹp vô cùng ý nghĩa trong việc gìn giữ văn hoá dòng tộc.

Chủ nhật - 14/04/2024 20:11
Trong văn hóa gia đình của của người Việt Nam, thờ vọng, hay còn gọi là bàn thờ vọng, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng và kết nối tri ân với tổ tiên. Ý nghĩa, lý do và giá trị văn hóa của thờ vọng đã được rõ ràng thể hiện qua các phong tục và hành động của người Việt.
Văn hoá thờ vọng tại Việt Nam, nét đẹp vô cùng ý nghĩa trong việc gìn giữ văn hoá dòng tộc.
Văn hoá thờ vọng tại Việt Nam, nét đẹp vô cùng ý nghĩa trong việc gìn giữ văn hoá dòng tộc.

Bàn thờ vọng hoặc có nơi phát triển mạnh hơn, quy mô hơn là lập riêng một nhà thờ vọng, đó không chỉ là nơi thể hiện lòng ghi nhớ đối với người đã khuất mà còn là cách để bày tỏ lòng thành hướng về tổ tiên, cội nguồn. Việc lập bàn thờ vọng, nơi thờ vọng là biểu đạt sự kính trọng và giữ gìn truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Đồng thời, nó cũng là cơ hội để người Việt biểu đạt lòng biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi nấng của ông bà, cha mẹ, và xa hơn nữa là các bậc tiền bối, các vị tiền nhân tiên tổ hậu tổ của dòng tộc.

Việc lập bàn thờ vọng hoặc nơi thờ vọng là nhu cầu trong văn hoá thờ cúng của từng cá nhân, là phong tục hợp tình hợp lý trong nếp sống và văn hoá thờ cúng của người Việt. Nó xuất phát từ cái tâm của người thờ, và tầm nhìn trong việc muốn xây dựng giá trị văn hoá nguồn côi. Lý do lập nhà thờ vọng thường xuất phát từ khó khăn về khoảng cách và thời gian.Đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế cởi mở và phát triển như hiện nay. Những người con cháu trong gia đình dòng họ đi di tản khắp nơi để tha hương lập nghiệp. Khi con cháu ở xa quê, họ thường không thể trở về kịp để tham gia các nghi lễ tôn giáo và văn hóa dòng họ. Do đó, việc lập bàn thờ vọng trở thành cách để thay thế, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và sự kết nối với tổ tiên dù ở bấc cứ nơi nào.

Việc lập bàn thờ vọng hay nơi thờ vọng riêng biệt không chỉ ngoài lý do là nhu cầu được tri ân tưởng nhớ ông bà tổ tiên khi con cháu phải rời xa quê cha đất tổ, mà thờ vọng còn được lập vì những dấu tích nơi mà các bậc tiền nhân có công với đất nước đã đi qua hoặc đã từng lưu sống. 

Giá trị văn hóa của thờ vọng là không thể phủ nhận. Nó góp phần gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời tôn vinh tổ tiên và cội nguồn. Qua thờ vọng, người Việt thể hiện sự kết nối sâu sắc với quá khứ và gìn giữ tinh thần của mình trong cuộc sống gia đình và xã hội. Gốp phần giúp cho giới trẻ ngày nay hiểu được hơn về văn hoá gia đình dòng tộc, từ đó mà tạo lập nên một thế hệ người Việt có tinh thần xây dựng và bảo tồn lưu phát các giá trị văn hoá trong đời sống xã hội.

Văn hóa thờ vọng không chỉ là một phong tục gia đình mà còn là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Qua thờ vọng, người Việt duy trì và phát triển những giá trị truyền thống, tạo ra sự đoàn kết và tôn vinh giá trị của tổ tiên. Bằng việc thực hiện các hoạt động thờ cúng qua bàn thờ vọng, người Việt thể hiện sự kết nối sâu sắc với quá khứ và gìn giữ tinh thần của mình trong cuộc sống gia đình và xã hội.

Trong cộng động những người con họ Nguyễn Việt Nam, gần đây có hình thành nhà thờ vọng Họ Nguyễn tại Xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, do anh Nguyễn Hữu Thọ, một người con cháu dòng họ Nguyễn phát tâm xây dựng. Nhà thờ vọng này trước tiên xuất phát từ cái tâm và nhu cầu thờ cúng của tư gia như bao gia đình khác đang thờ cúng, tuy nhiên, ở quy mô thờ cúng xa hơn, nhà thờ vọng này thờ vọng cả các bậc tiên tổ, hậu tổ người họ Nguyễn và ngài Định Quốc Công Nguyễn Bặc. Từ những phát niệm thành tâm đó, nhà thờ vọng này luôn mở cửa đón chào tất cả con cháu dòng họ Nguyễn đến tham quan, giao lưu và dâng hương tìm hiểu về các giá trị văn hoá thờ cúng trong dòng họ.
 

nhà thờ vọng họ Nguyễn
 
Sự khác biệt giửa nhà thờ vọng và đình chùa cơ sở tôn giáo
Nhà thờ vọng thường được lập trong gia đình để thực hiện các nghi lễ thờ cúng gia đình dòng họ, trong khi đình chùa là các công trình tôn giáo lớn hơn, được sử dụng cho các nghi lễ tôn giáo và hành hương của cả cộng đồng. Nhà thờ vọng thường được quản lý và thực hiện bởi đại diện gia đình một cách tự do, trong khi đình chùa thường có sự quản lý chặt chẽ hơn từ các nhóm tôn giáo hoặc tu sĩ dưới sự quản lý theo pháp luật và văn hoá của nhà nước. Nhà thờ vọng thường đơn giản hơn về kiến trúc và trang trí so với đình chùa, với mục đích chính là thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên. Nhà thờ vọng thường liên quan đến các nghi lễ gia đình như giỗ tổ, trong khi đình chùa thường liên quan đến các nghi lễ tôn giáo lớn hơn như lễ hành hương. Nhà thờ vọng thường là nơi ghi nhận thực hành nghi lễ văn hoá thờ cúng của gia đình dòng họ theo hướng dân gian, trong khi đình chùa thường là nơi tôn giáo chính thống của một tín ngưỡng cụ thể.

Tác giả bài viết: Hoàng Thi

Nội dung thuộc bản quyền của © Tạp chí điện tử Họ Nguyễn Việt Nam
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://honguyenvietnam.org là vi phạm bản quyền
-------------------------------------------------
Tài khoản nhận tài trợ đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, hoạt động xây dựng phả hệ, dịch phả sử và kết nối thông tin các chi tộc:
Số tài khoản: 0907097567 - Ngân hàng MB Bank - Chủ tài khoản: Ts Nguyễn Hữu Thi ( Người sáng lập và đại diện điều hành honguyenvietnam.org )
( Xin vui lòng ghi rỏ nội dung ck:  tài trợ quỹ Tấm Lòng Vàng Honguyenvietnam.org )

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại316,026
  • Tổng lượt truy cập11,203,336
Dang Ky Thanh Vien Họ Nguyễn Việt Nam
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
 
Group Facebook Họ Nguyễn VN
Mail Sever
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây