LỊCH SỬ
HỌ NGUYỄN TRIỆU CƠ
NHÀ THỜ THANH UYÊN ( ĐIỂU LĨNH)
XÃ SƠN BẰNG HUYỆN HƯƠNG SƠN TỈNH HÀ TĨNH
TiếnSỹ Nguyễn Đình Tùng
Hà nội năm 2012
LỜI DẪN
Nước có quốc sử họ có phả ghi vắn tắt những sự kiện xẫy ra để lại cho đời sau biết. Tốt thì để nêu gương điều xấu làm bài học để tránh. Đối với họ ta tuy đến Điểu Lĩnh lập nghiệp đến nay đã trên 560 năm nhưng chưa có sử. Bởi vây khi nói đến tổ tiên thì ai cũng thành kính ngưỡng mộ nhưng khi hỏi cụ thể tổ tiên là ai, ở đâu, thân thế …thì mấy ai trả lời được rõ ràng và thậm chí nhiều người không rõ. Lý do đơn giản là các bậc tiên tổ đã qua đời bốn năm trăm năm tên tuổi cụ thể đã hóa thân trong 2 từ tổ tiên. Để con cháu biết được tỏ tường cần phải có phả có lịch sử dòng họ ghi chép lại.. Cũng vì lẽ đó tôi viết cuốn lịch sử chi phái họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên (còn gọi là Điểu lĩnh, nay là thôn Thanh Uyên Xã Sơn Bằng).Trong những năm cuối thế kỹ trước và những năm đầu cúa kỹ 21 trong quá trình đi tìm tổ tông tôi có nghiên cứu viết cuốn sách gia phả họ Nguyễn Sơn Bằng. Nhờ đó mà tôi khái quát được quá trình hình thành của họ ta, biết được nhiều tục truyền và giai thoại. Và cũng chính từ đó mà tôi đã tìm ra tổ tông họ ta. Để làm thủ tục bái tổ tiên và nhập họ, tộc trưởng Nguyễn Văn Sung và Ban gia tộc cho phát hành cuốn sách gia phả họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên. Nay họ của chúng ta không còn là con cháu lưu lạc ở phương xa. Con cháu họ ở Thanh Uyên Sơn Bằng đã trở về từ đường Phúc Thọ nơi xưa các vị tổ Nguyễn Lai, Nguyễn Lâm ra đi để bái tổ An Hòa Hầu Nguyễn Thạc cùng các chư vi nhập lại họ.
Chi phái họ Nguyễn Tiệu Cơ Thanh Uyên xã Sơn Bằng là một trong 6 chi phái của đại tộc Nguyễn Triệu Cơ làng Quỳnh Đôi đã bị thất truyền trên 510 năm nạy tìm lại được tổ tông. Khoảng năm 1446 dưới triều Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông trong triều chính biến loạn Nguyễn Lâm cùng vợ con vào Lĩnh Sơn lập nghiệp tính nay tính đã 565 năm. Theo gia phả họ ở Quỳnh Đôi thì năm 1471 cụ Dư con cụ Lâm cùng mấy người vẫn về Quỳnh Đôi tìm cha và tháp hương cho cố và ông bà nội. Về sau do cách trở con cháu không qua lại mới thất truyền.
Các bậc tiền bối họ ta cũng cất công tìm kiếm tổ tông nhưng không có kết quả. Do dấu tích lịch sử quá mơ hồ không có tên cha mẹ và cửa họ cụ thể ( ở làng Quỳnh Đôi về sau có nhiêu cửa họ Nguyễn). Tôi kế thừa di cảo của cụ Nguyễn Đức Châu ( ông nội) do cha tôi ông Nghĩa Quế kể lại. Và trên 20 năm có dư, phải qua 9 cửa họ từ ngoài Bắc đến Bắc Trung bộ. Thật là một cuộc tìm kiếm âm thầm nhưng quyết liệt đào xới các nguồn sử tích, thắp hương khẩn cầu. Chắc thấu lòng các cụ đã cho tôi gặp những người tình thâm máu mũ và cuối cùng tôi đã đến được nơi tổ tông. Ngày 12 tháng 12 năm 2011 tức ngày 12 tháng
12 năm Tân Mão tôi nhân được thư của cử nhân Đại tá Nguyễn Trí Kiện Chủ
tịch Hội đồng Gia tộc họ Nguyễn Triệu Cơ làng Quỳnh Đôi phúc đáp rằng cụ
Nguyễn Công Lâm thủy tổ họ Nguyễn Sơn Bẳng là con Nhị thế tổ Nguyễn Lai cháu Thủy Tổ An Hòa Hầu Nguyễn Thạc. Ngảy 12 tháng 12 năm Tân Mão tức ngày 5 tháng 1 năm 2012 tôi đã về nhà thờ Phúc Thọ bái tổ có sự chứng giám của Hội đồng Gia tộc, đại diện một số chi họ của họ ở Quỳnh Đôi. Và lễ nhập họ đã được tổ chức cẩn trọng vào 8 giờ sáng ngày 12 tháng 1 năm Nhâm Thìn tức vào ngày 3 tháng 2 năm 2012. Thành phần tham gia lễ, phía họ Nguyễn Triệu Cơ Quỳnh Đôi gồm đầy đủ các thành viên Hội đồng Gia tộc, đại diện các chi và tiểu chi và gần 200 con cháu, về phìa họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên Điểu Lĩnh có Tộc trưởng, các thành viên Ban Gia tộc và hơn 50 con cháu đại diện các cửa, chi ở trong cả nước về dự.
Sau khi nhập họ lần đầu tiên làm dỗ cụ Dư tại Sơn Bằng đã có 24 đại biểu nam nữ đại diện các chi họ ở Quỳnh Đôi về tưởng niêm và có trên 300 con cháu trong cả nước về họp mặt. Mối thông giao giữa 2 họ đã nối lại đằm thắm như xưa.
Cũng trong dịp giổ thủy Tổ Nguyễn Thạc tôi đã tiếp nhận đươc cuốn Tiền phả do Sinh đồ Nguyễn Lân đời thứ 4 khởi biên từ tháng 10 năm1501 đến năm
1510. Đây là cuốn gia phả lâu đời nhất và cũng là lần đầu tiên Hội Đồng Gia tộc nhận được và tổ chức biên dịch ra quốc ngữ. Tôi là người được Hội đồng Gia tộc giao thực hiện biên dịch bản Tiền Phả này với độ dày 59 trang chữ Hán. Điều tin tưởng, con viết về cha các ông và cố nội chắc chắn là chính xác. Với 6 trang chữ Hán cụ Lân viết về thân thế sự nghiệp gia cảnh của ông chú Nguyễn Lai của chú thúc bá Nguyễn Lâm khá đầy đủ và chi tiết. Phả còn ghi lại cả lời kể
của cụ Lâm trong mỗi lần Cụ trở lại thăm quê. Bản phả cũng ghi rõ lý do dòng họ cụ Lai thất truyền bởi do xa cách loạn lạc và con cháu không về thăm viếng. Mục đích chính của đoạn văn này tôi muốn nói là mọi điều tôi ghi về các cụ tổ tiên họ ta có chứng cứ đầy đủ và mạch lạc.
Cuốn lịch sử họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên – Điểu Lĩnh gồm có 3 chương. Chương 1 tên chương là “Họ Việt nam và thái Thủy tổ họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên. Chương 2 Chi phái họ Nguyễn Triệu Cơ Thanh Uyên – Điểu Lĩnh. Chương 3 Những tục truyền và giai thoại của họ.
Lòng nhiệt tình là chính muốn để lại cho con cháu đời sau đôi điều biết về tổ tiên. Nếu đọc có điều gì chưa phải mong các bậc cha chú và các cháu góp ý để sữa lại cho tốt hơn.
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...