Ngài Nguyễn Thạc sinh năm Giáp Ngọ (1354) tại thôn Hàn Huyên, xã Hàn Giang, huyện Chi Linh, tỉnh Hải Dương, sinh ra trong gia đình võ tướng, được gia đình giáo dưỡng chu toàn cả văn lẫn võ, tuổi nhỏ đã nổi tiếng thông minh, đĩnh ngộ, học giỏi được thầy cô mến mộ, dược nhân dân yêu mến gọi là Hàn Thạc.
Năm Kỷ Dậu (1369) khi đất nước vào giai đoạn suy vị và ly loạn Nhật Lệ thoán đoạt vương vị nhà Trần, giết hại cha con thái tể Nguyễn Trác. Vua Nghệ Tông giết Nhật Lệ. Mẹ Nhật Lệ chạy sang cầu cứu quân Chiêm Thành. Để bảo toàn dòng họ và giúp sức mình phò vua cứu nước cứu dân. Năm 1369 tuy mới 15 tuổi ngài đã lén rời quê hương cùng một số quan quân nhà Trần giả dân chài xuôi thuyền về phương Nam, vào sông Mai Giang xây dựng phòng tuyến chống giặc, bảo vệ vùng phên dậu xung yếu nhất phía Nam đất nước, đó là vùng trung tâm huyện Quỳnh Lưu mảnh đất địa đầu Nghệ An.
Bởi chiến thuyền của giặc thường theo biển vào ba cửa lạch do sông Mai Giang và sống Thái đổ ra biển. Đó là lạch Cờn (Quỳnh Phương bây giờ, thời Trần đây là một cảng rất lớn) xuôi về phương Nam có lạch Quèn và lạch Thơi.
- Tại thôn Hiền Lương gặp được cụ Hoàng Khánh con cụ Hoàng Thanh, là hậu duệ của Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn, một danh tướng nổi tiếng triều Trần. Là con nhà võ tướng, tuy còn ít tuổi nhưng đã nhiều năm theo cha làm việc quân, cũng là con người thông văn, giỏi võ. Năm 1369 cha hy sinh, cụ rời xứ Thanh quê hương vào Lưu Giang. Hai con người tuổi trẻ nhưng mang trong mình dòng máu của bậc trung quân ái quốc. Đồng tâm, đồng chí hướng trở thành bạn tâm giao tri kỷ. Cùng nhau chiêu dân lập ấp, cùng ông tổ họ Lê khai cơ ra làng Phú Minh (nay là xã Quỳnh Minh).
Năm 1372 chuyển về trấn giữ cảng Thơi, thuộc làng Văn Thai nên có tên gọi là Tha Viên, ta còn gọi là Thanh Viên ở giữa giáp giới 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu. Cảng Thơi do nước sông Thái đổ ra, thời Lý, Trần thuyền bè ra vào rất thuận lợi.
Đến triều Phế Đế xương phù thứ 2 (1378) cùng cụ Hoàng Khánh dời đến Thượng Yên tất động, xã Hoàn Hậu. Nơi đây địa hình bằng phẳng, bốn bề có nước bao quanh theo thế phong thủy là tốt nhất trong huyện, thuận lợi giao thông thủy bộ, thuận lợi cho chiến lược phòng thủ, xây dựng căn cứ cũng như phát triển kinh tế lâu dài để đủ điều kiện chống giặc Minh xâm lược sau này. Vùng đất mà tiên sinh Hồ Kha từ Yên hồ quận về quan sát thăm dò từ năm Canh Dần 1350 nhưng chưa đủ điều kiện khai phá. Khởi đầu đặt tên là Thổ Đôi trang.
Sau tên là trang Thổ Đôi. Tháng Giêng năm Mậu Ngọ 1378 cụ Hồ Kha tiến cử con trai là Hồ Hồng và 2 con gái về trang Thổ Đôi cùng hợp sức với Nguyễn Thạc và Hoàng Khánh xây dựng Thổ Đôi trang tức là làng Quỳnh Đôi ngày nay. Hai người con gái của tiên sinh Hồ Kha trở thành tổ mẫu của họ Nguyễn và họ Hoàng (Hồ Thị Thuận kết duyên với cụ Nguyễn Thạc, Hồ Thị Sinh kết duyên với cụ Hoàng Khánh).
Ba con người tuổi trẻ ở ba phương trời cách biệt nhưng lại chung dòng máu và truyền thống trung quân ái quốc và khí phách của bậc anh hùng gặp nhau đồng tâm hiệp lực, gây dựng sự nghiệp phò vua giúp nước giữ vững giang sơn xã tắc, cứu dân ra khỏi chiến tranh máu lửa: Cụ Hồ Hồng là chánh đội trưởng, hy sinh ở Thừa Thiên, bên sông Nhật Lệ khi mới 42 tuổi (năm 1400) là liệt sỹ đầu tiên của Thổ Đôi trang. Cụ Hoàng Khánh đậu Hương cống và thụ chức Hành khiển Diễn Châu lộ (1386) là người đăng khoa đầu tiên của Thổ Đôi trang.
- Kể từ năm Mậu Ngọ 1378 đến Mậu Thân 1428, Nguyễn Thạc không quản giao lao vất vả, khai khẩn biến vùng đất hoang sình lầy thành đất canh tác. Ngài cùng ba người phụ nữ của 3 quý ông Hồ Hồng, Hoàng Khánh, Nguyễn Thạc một lòng một dạ kiên trung, vươn mình đứng dậy xứng danh hậu duệ võ tướng truyền gia kế thế, sinh thành và nuôi dạy con cháu trưởng thành các cử nhân võ, các tú tài, thượng tướng quân, phục vụ qua các triều đại, khởi đầu danh nhân của Thổ Đôi là việc xây dựng căn cứ hậu phương, lương thảo của triều đình, việc kêu gọi, tập hợp lực lượng các họ khác đồng tâm hợp lực xây dựng hậu cứ vững chắc. Chỉ có Nguyễn Thạc là tướng quân tỏ ra am tường và hiệu quả nhất. Sau khi Lê Lợi bình định xong thiên hạ, vua Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) năm Mậu Thân (1428) đã phong tặng Ma lãnh Nguyễn Thạc tự An tâm cư sĩ, tước An hòa hầu.
Đây là người có tước vị cao nhất và đầu tiên của Thổ Đôi trang. Ngài mất ngày 04.04 năm 1434, thọ 80 tuổi. Năm 1548 được nhân dân lập miếu thờ cùng hai vị thủy tổ họ Hổ và họ Hoàng (theo Hương biên của cụ Hồ Phi Hội thì đời vua Cảnh Hưng và đời vua Cảnh Thịnh đã có sắc phong thần nhưng bị thất lạc không còn bằng chứng). Mãi đến năm 1805 vua Gia Long sắc phong 3 vị tiên công Hồ - Nguyễn - Hoàng tam tính triệu cơ.
- Năm 1925 vua Khải Định tiếp sắc phong sắc thần.
- Nhà thờ họ Nguyễn Triệu cơ được nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử quốc gia ngày 5/11/1997.
2- NGUYỄN TỈNH (Tự Khánh Duệ) - Phương Quận công (1386-1435) liệt sỹ
- Nguyễn Tỉnh là con thứ 2 của ông An hòa hầu Nguyễn Thạc, sinh năm Bính Dần (1386) được cha mẹ nuôi dạy chu toàn cả văn lẫn võ. Đến tuổi trưởng thành được cha mẹ sắp xếp cùng hai em con cậu, con dì là Hồ Hải Nhân (con cụ Hồ Hồng) và Hoàng Dụy (con cụ Hoàng Khánh) xuống vùng Phú Đa khai cơ lập ấp, bảo vệ vùng ven biển Quỳnh Lưu, cùng quân đội nhà Trần chống giặc Tàu Ô và quân giặc Chiêm Thành, giữ chức Đô Tổng Quản, khi nhà Hậu Trần thất bại (1413) nhà Hồ cũng không đứng vững (nhà Hồ bị gặc Minh bắt giữ vào năm 1407).
- Năm 1418 cụ gia nhập nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục chiến đấu chống giặc cứu nước cho đến ngày thắng lợi, giữ chức tổng quản. Ngày 10/6/Ất Mão (1435), hiệu Thiện Bình (1434-1439) trong một trận đánh tiểu trừ giặc cướp vùng biển Nghệ An cụ đã anh dũng hi sinh (liệt sĩ thứ 2 của Thổ Đôi trang). Được nhà vua truy phong Thống đốc tổng quản tước Quận công. Được sắc phong thành hoàng làng Quỳnh Bảng.
2- NGUYỄN YÊN ( húy TU) - LONG QUẬN CÔNG 1388- 1470
Nguyễn Yên là con trai thứ 3 của ông bà An hòa hầu Nguyễn Thạc, em ông Nguyễn Tỉnh, sinh năm Mậu Thìn (1388) tại Kim lâu, thôn Thổ đôi trang. Tuổi thiếu thời ở cùng phụ mẫu làm mộng mở mang canh nông, đồng thời được cha truyền văn, luyện võ nên khi mới 18 tuổi võ nghệ đã tinh thông, được cha mẹ giao khai canh lập trại vùng đất từ Đò lội đến tận lèn Bút một thân võ nghệ gia truyền đã phát huy vào việc khai canh mở đất, phát triển nông nghiệp. Ông đã triệu dân lập ấp biến vùng đất sình lầy, cỏ dại thành làng mạc và đem lại cuộc sống ấm no an lành cho dân thôn. Được nhân dân lấy tên ông đặt cho tên làng “Tiên Yên” (ông có 3 tục danh: ông Yên, ông Tu, ông An) năm thứ 7 Giáp Thìn (1424).
Đến tháng 10/1424 khi Bình Định Vương Lê Lợi kéo quân giải phóng Nghệ An đã dựa vào trại ông Yên xây dựng căn cứ (gọi là trại Cồng). Cụ đã gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Đầu năm Ất Tỵ (1425) đậu thủ khoa cử nhân võ, là người đậu cử nhân đầu tiên của Thổ Đôi trang, được Bình Định Vương giao phụ trách đội tượng binh bao vây thành Diễn Châu giải phóng vùng Bắc Nghệ An vào năm Quý Dậu (1443). Đến năm 1452 đời vua Lê Nhân Tông thăng thụ tứ thành đế hạt.
Tháng 6/1459 Lạng Sơn Vương Nghi dân giết vua cướp ngôi năm Canh Thìn (1460), ông Nguyễn Yên đã cùng 28 vị trung thần đứng đầu là Cương quốc công Nguyễn Xí tẩy trừ nghịch đảng, tôn phò Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi vua, tức là Lê Thánh Tông, một ông vua anh minh nhất trong lịch sử thời trung đại.
Năm Quang Thuận thứ nhất được vua phong Quả cảm tướng quân (vừa xướng nghĩa vừa xung kích) đặt hiệu trực danh Thượng sĩ (thượng tướng), tấn tước Long lĩnh công, được vua ban “Tứ kim ngư đại” đưa vào túc trực nội điện. Bình sinh ông phục vụ 4 đời vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông. Ông mất đương tại chức, thọ 82 tuổi.
Suốt 46 năm làm quan ông luôn thể hiện một ông quan thanh liêm chính trực, một lòng trung quân ái quốc, thương dân nghèo, bao lương bổng đều gửi về xây dựng quê hương và mở mang vùng biên trấn Quỳnh Lưu.
Ông được các đời vua triều Nguyễn phong sắc thành hoàng làng Tiên Yên, sắc thần bản thổ ở đền thờ núi Mục Sơn (Thiên Ma). Ông mất ngày 2/6 năm Canh Dần (1470), vua Lê Thánh Tông vô cùng thương tiếc một võ tướng xuất sắc trung dũng đã cho thuyền rồng đưa thi hài của ông về quê an táng trên đinh núi Long Sơn xã Tiến Thủy và cho xây dựng đền thờ (trại Cồng) ở làng Tiên Yên để thờ ông và những vị tiên hiền có công khai quốc, Đinh Lễ, Đinh liệt (Đền Cồng nay thuộc Quỳnh Hưng).
3- NGUYỄN LAI (LẠI) - Đô tổng quản quân lương(1390-1439) liệt sỹ
Nguyễn Lai (Lại) là con trai thứ 4 ông bà Thủy tổ Nguyễn Thạc - Hồ Thị Thuận, sinh năm 1390, là con nhà võ tướng. Khi đất nước bị giặc Minh xâm lược, tuy còn rất nhỏ tuổi ông đã gia nhập quân binh của Hồ Hán Thương (1401-1407) chống Minh. Khi nhà Hồ thất bại ông đã vào khu căn cứ Lũng khuất (Sơn Bằng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) gia nhập quân binh của vua Trần (hiệu Hưng Khánh). Năm 1413 thụ chức Đô tổng quản quân lương. Cuối năm 1413 khi Hậu Trần cũng không còn đứng vững ông về quê và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.
Ngài là một vị tướng trẻ thao lược, kiên trung vì nước, phụng sự ba triều đại: Hồ, Hậu Trần, Lê Sơ giữ đội trưởng quân nhà Hồ, chức Độ tổng quản trong quân vua Trần Trùng Quang, giữ chức Thống đốc tổng quản lương trong quân Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông.
Năm Kỷ Mùi (1439) hộ giá vua Lê Thái Tông thảo phạt giặc Ai Lao, tướng quân Nguyễn Lai đã anh dũng hi sinh vào ngày 3/10/1439 (liệt sĩ thứ 3 của Thổ Đôi trang). Vua Lê Thái Tông cho nghênh tiễn quan tài về quê vợ xứ Thanh Lương, thôn Nghĩa Lý, xã Hoàn Hậu an táng trọng thể (nay thuộc xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An)
4-NGUYỄN LAM (LÁNG) - Tả đột quân (1393 - …)
Nguyễn Lam (Láng) là con trai thứ 5 ông bà thủy tổ Nguyễn Thạc và Hồ Thị Thuận, sinh năm Quý Dậu (1393), lớn lên vừa cày ruộng vừa luyện tập võ nghệ do cha truyền dạy. Năm Đinh Mùi (1427) gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. giữ chức Tả đột quân ở Thanh Nghệ. Năm 1430 vua Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên thứ 3 kêu gọi mở mamg bờ cõi chấn hưng đất nước. Năm Mậu Ngọ (1438) ngài Nguyễn Lam đem gia quyến xuyên biển đến Hương Giang khai cơ lập nghiệp (trở thành thần khai canh và sinh ra dòng họ Nguyễn ở thôn Quảng Tây, xã Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam, Đà Nẵng. (Nhà thờ ở Điện Dương)
5- NGUYỄN HÀN (HẢI) (1395 - …)
Nguyền Hàn (Hải) là con trai thứ 6 ông bà thủy tổ Nguyễn Thạc và Hồ Thị Thuận, sinh năm Ât Hợi (1395). Lớn lên được phụ mẫu nuôi dạy chu toàn cả văn lẫn võ. Các anh đều đã tòng quân đánh giặc cứu nước. Ồng ở lại phụ giúp cha mẹ cày cấy xây dựng quê hương. Nhưng năm Canh Tuất (1430) vua Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên kêu gọi quân thần, thân vương mở mang bờ cõi, chấn hưng đất nước, ông đã đưa gia quyến vào khai cơ mở đất phương nam: núi Sơn Quảng Nam, trở thành thần khai canh đất núi Sơn, Quảng Nam.
6- NGUYỄN HUYÊN (HƯNG) - Quản lĩnh lộ - sinh năm 1397-1470
Nguyễn Huyên, Danh Hưng con trai út của thủy tổ An hòa hầu Nguyễn Thạc và Hồ Thị Thuận, sinh năm Đinh sửu (1397) rất tráng kiện và giỏi võ nghệ. Ông ở vùng dọc ven biển bờ sông Mai Giang (nay là Quỳnh Liên, Quỳnh Phương). Năm Đinh Dậu (1417) ông cầm quân đánh giặc giữa vùng giáp ranh Thanh Nghệ, giữ chức phó tổng quản trung sát. Khi triều chính biến loạn (vụ án Lệ chi viên) để bảo toàn gia đình và dòng họ, ông đã đưa người con trai đầu là Nguyễn Hương (Hà) cùng cháu Nguyễn Lâm (con bác Lai) vào Lũng khuất, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Được một thời gian, ông lại cùng cháu di chuyển vào phía trong, khi chia tay quy hẹn nếu sau này mà tìm đến chú thì hỏi Khuất, Huyên (Hưng), Khuất là Lâm con ông Lai.
Đến cuối năm 1450 ông được bổ làm quan, là ông quan trung chính nên được mọi người và nhân dân ái mộ. Năm Canh Dần (1470) trong trận đánh dọc biển ông đã hy sinh, được triều đinh truy phong Quản lĩnh lộ. Ông mất ngày 25/4/1470 thọ 73 tuổi. Khi ông hy sinh người con được bổ chức cha để rửa thù. về sau con cháu lập đền thờ Khuất Huyên Trần Lưu Quận cạnh bờ sông Hương (Hương Trà, Thừa Thiên Huê).
7- NGUYỄN LAM (SƠN) cháu cụ Nguyễn Thạc (1414 - 1503)
Nguyễn Lâm là con trưởng của Thống đốc Tổng quân lương Nguyễn Lai, sinh năm Giáp Ngọ được gia đình cho ăn học, hiểu biết rộng, đang dùi mài kinh sử thì cha hy sinh (1439) ông đành gác việc học tập, gia nhập quân binh, quyết chí trả thù nhà đền nợ nước. Ông được tập ấm tước An hòa hầu của ông nội (Nguyễn Thạc), lại xuất thân dòng dõi vọng tộc, ông cha có truyền thống võ nghệ, nên năm Mậu Tuất (1442) hiệu Thái Hòa, ông được phong chức Thủy thống đốc (tư lệnh hải quân). Sau trong triều đình biến loạn (vụ án Lệ Chi Viên) để đề phòng hậu họa hoặc do sắp đặt của bác Nguyễn Yên đề hạt tướng quân nên cụ Lâm đã đưa vợ con cùng chú Huyên vào Lũng Khuất, Hương Sơn Trà, Hà Tĩnh. Để lại vợ con còn ông Lai di chuyển vào phía trong và giao hẹn đổi danh là Khuất, ông xuôi thuyền vào bờ sông Hương định cư mở đất khai canh. Một thời gian được bổ làm quan theo chức cũ Tổng đốc Tổng quản quân thủy.
Năm 1491 ông thôi quan về nghỉ khi ông đã 77 tuổi. Triều Nguyễn phong sắc thần khai cơ làng Hương Cần, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Năm 1503 ông mất, linh cữu được con cháu đưa về quê hương Đa Kỳ Nội - Đa Kỳ Ngoại an táng (Quỳnh Bảng), ông thọ 89 tuổi
8- NGUYỄN HƯƠNG (HÀ) Cháu cụ Nguyễn Thạc (1419)
Nguyễn Hương (Hà) là con đầu ông Nguyễn Hưng và bà Hoàng Thị Mai (Mơ) sinh năm Kỷ Hợi (1419) được cha đưa đi lánh nạn vào Lũng Khuất (Hương Sơn-Hà Tĩnh). Sau đó lại di chuyển vào cạnh sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế định cư khai canh mở đất. Năm Canh Dần cha hy sinh ông được bổ chức quan thay cha rửa thù khi ông đã 51 tuổi chức quan Quản lĩnh lộ. Sinh ra dòng con cháu hậu duệ ở thôn Hương Cần, Hương Trà, Thừa Thiên Huế (nay là thị xã Hương Trà).
NGUYỄN TRẠCH - Kiến Võ Hầu (1503-1578)
Nguyễn Trạch đời thứ 5 là con ông sinh đồ Nguyễn Lân hậu duệ đời thứ 5 họ Nguyễn Triệu cơ sinh năm Quý Hợi (1503), đậu tú tài khoa Đinh Dậu (1527) cũng là năm Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê. Nguyễn Trạch phò tá nhà Mạc.
Ông phục vụ 4 đời vua Mạc: Mạc Dung (1527-1529), Mạc Doanh (1530-1540), Mạc Hải (1541-1546), Mạc Nguyên (1546-1561) lập nhiều chiến công được phong Phụ quốc thượng tướng quân tước đoan trưởng tử. Nhưng vào thời Mạc Nguyên, nhà Mạc gặp nhiều khó khăn trước sự tấn công của quấn Nam triều, nội bộ có nhiều mâu thuẫn, Nguyễn Trạch cùng quan lại, tướng tá nhà Mạc quay về với nhà Lê chống lại nhà Mạc. Nguyễn Trạch được nhà Lê truy phong Kiến võ hầu. Ông mât ngày 15/3 năm Mậu Dần 1578, thọ 75 tuổi?
NGUYỄN PHÚ LƯƠNG
Nguyễn Phú Lương là chắt Quận công Nguyễn Tỉnh, hậu duệ đời 5 họ Nguyễn Triệu cơ.
Thời Lê Mạc là một tướng quân. Nhưng phả đại tôn không ghi được hành trạng của cụ.
(Tiến sĩ Nguyễn Thương Ngô bổ sung) chi phái Quỳnh Bảng.
NGUYỄN BẰNG (Tự PHÚC NGHIÊM)
Nguyễn Bằng, hậu duệ đời thứ 5 họ Nguyễn Triệu cơ Quỳnh Đôi (dòng tnrởng Quỳnh Bảng). Năm 1620 gia nhập quân đội nhà Lê đánh giặc đã anh dũng hi sinh tại cửa Hội -Nghệ An.
NGUYÊN NHO (tự PHÚC KHUÔNG) (1635 - …)
Nguyễn Nho hậu duệ đời thứ 5 (họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh năm Ất Hợi (1635). Tham gia quân đội nhà Lê có chiến công được vua tấn phong “Khuông lộc bá kiêm toán trưởng lương y Trần Lưu Quận”.
NGUYỄN VĂN PHÚC (tự TRUNG CHẤT) (1698 - …)
Nguyễn Văn Phúc hậu duệ đời thứ 7 họ Nguyễn Triệu cơ Quỳnh Đôi (dòng Quỳnh Bảng), sinh năm Mậu Dần 1698. Tham gia quân đội nhà Lê được thăng thưởng “Dực trung bá tùy quân thủ định”.
NGUYỄN ĐẶC (tự HOÀN TRUNG) (1698 - …)
Nguyễn Đặc, hậu duệ đời thứ 8 họ Nguyễn Triệu cơ (dòng trưởng). Sinh năm Mậu Dần (1698), tham gia quân đội nhà Lê được thăng thưởng “Tráng tiết tướng quân, phó thiên hộ chức”, chỉ huy đánh giặc, hi sinh tại Bắc kỳ.
NGUYỄN MƯU (tự PHÚC HỘI) (1700 - …)
Nguyễn Mưu hậu duệ đời thứ 8 (dòng trưởng), sinh năm Canh Thìn (1700), trưởng thành tham gia quân đội nhà Lê được sắc phong “Tráng tiết tướng quân”.
NGUYỄN THẢI (tự PHÚC CẦN) (1710 - …)
Nguyễn Thải, hậu duệ đời thứ 8 (dòng trưởng). Sinh năm Canh Dần (1710). Năm Vĩnh Hữu thứ 5 (1729) tham gia quân đội nhà Lê. Tha gia chiến đấu lập nhiều chiến công. Năm 1746 được cử đi sứ thần tại Bắc Kinh. Hoàn thành nhiệm vụ trở về Tổ quốc được vua Lê Hiển Tông phong sắc.
Sắc: Quỳnh Lưu huyện, Hoàn Hậu đó nọ xã, nhiệm lánh binh tuấn non Nguyễn Khải. Vi dị tiền. Tráng thủy đội, đội tvưởng Điệpq uận cônq, tảo bắc đạo bật xương hà tặc lụy phá hựu côn ẹ lao, dị kinh chỉ suất phụnọ, thưởng ứng thắn‘ị Phó thiên hộ chức nhất vị, tráng tiết tướnạ quân hoài lệnh.
Với chức vụ đội trưởng chỉ huy sứ, tước Quận công, khi nghỉ hưu về quê nhà cụ đóng góp xây dựng dòng họ, xây dựng đình làng. Lúc qua đời cụ được rước vào thờ tại Võ thánh ngồi hàng thứ 5 ngạch Võ.
NGUYỄN BÍNH (tự ĐỨC LƯỢNG) (1740 - …)
Nguyễn Bính, hậu duệ đời thứ 9 (dòng trưởng họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh năm Canh Thân (1740) tham gia quân đội triều Lê có nhiều công tích được nhà vua phong sắc “Hoài viện tướng quân, thiêm tổng tri đồng tổng tri”.
Sắc không còn giữ được nữa.
NGUYỄN VIÊN (tự CHÍNH TRựC) (1740 - …)
Nguyễn Bính, hậu duệ đời thứ 9 (dòng trưởng họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh năm Canh Thân (1740) gia nhập quân đội nhà Lê, lập được nhiều công tích được vua thăng thưởng sắc phong “Quan danh lược tài, tráng tiết tướng quân”.
(sắc không còn)
NGUYỄN ĐANG (tự DANH CHÂN) (1757 - …)
Nguyễn Đang, hậu duệ đời thứ 9 (dòng trưởng họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh năm Đinh Sửu 1757, tham gia quân đội thòi Lê. Được thăng chức “Thần sách vệ tri bạ, kiêm tổng trưởng”.
NGUYỄN VĂN THUẬT (húy HẠP, tự THUAN CAN) (1711-…)
Nguyễn Văn Thuật, hậu duệ đời thứ 9 (dòng trưởng). Sinh năm Tân Sim (1711), tham gia quân đội hoàng gia “Lê triều ưu binh dực đới” có nhiều chiến tích được vua Lê Hiển Tông phong sắc: “Phấn lưc tướng quân, phó bách hộ chức, thị vi sắc mệnh chi chỉ Bá hộ hầu”.
(sắc không còn)
NGUYỄN VÃN HẠNG (húy CẢNG, tự VĂN TIÊN) (1735 - …)
Nguyễn Văn Hạng, hậu duệ đời thứ 9 (dòng trưởng họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn đất nước có chiến tranh. Cụ tham gia quân đội nhà Lê “Lê triều thủy đội ưu binh” có công dẹp giặc được vua Lê thăng thưởng: “Thượng tướng quân, Đoan quận công”.
Sắc: Quỳnh Lưu huyện, Hoàn Hậu đông xã, Nquyễn Văn Hạng, vi di tiền nhất, thủy đội ưu binh, đội trưởng bản thân tùy quân, quan phác trung hầu, thuộc tùy kiên thống sát Bình Nam, Thượng tướng quân, tiền quốc lão hoa cỏnq hiệp dự kiếm đốc suất đại tư đồ. Đoan quận công, phung sai tiến chinh Quảng Thuận, đạo nỗ lực trận tiền phá hựu công tích dị kinh chi thần ứng bách hộ chức khá, vi phấn lực tướng hiệu lệnh, tư tráng sỹ bách hộ hạ trật.
Có sắc: Cánh hưng tứ thập tứ niên thập nguyệt thập nhị nhật.
Dịch nghĩa:
Phong sắc cho ông Nguyễn Văn Hạng ở xã Hoàn Hậu đông, huyện Quỳnh Lưu, đã từng giữ chức đội trưởng thủy quân, thuộc đơn vị ưu binh. Tước phác trung hầu, kiêm đốc suất, đánh dẹp giặc phương Nam. Thượng tướng Nguyễn Văn Hạng là lão tướng của triều đình nay phong Đốc suất tại tư đồ, tước Đoan quận công, đem quân đánh dẹp giặc Quảng Nam, Thuận Hóa, hưởng trật trăm hộ.
Cảnh Hưng thứ 40 ngày 12/10
(Đang còn sắc)
Đến ngày 26/2/1784 cụ lại được vua ban sắc:
Sắc: Quỳnh Lưu huyện, Hoàn Hậu đông xã bách hộ Nguyễn Văn Hạng vi dị tiền nhất, thủy đội ưu binh. Nhâm Dần niên, đồng hưng nội ngoại chủ quân dực tái hựu công. Di vị chi chuẩn, ứng thăng nhất thứ tái gia liêm thăng chức nhất thứ tinh thiên hộ, thiên hộ đẳng chức khả vi, kiệt trung tướng quân, hiệu lệnh tư kỳ, bài trán % sỹ vân kỵ ủy, thiên hộ trung tuyển cố sắc.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên nghị nguyệt nhị thập lục nhật
Dịch nghĩa:
Sắc phong cho ông Nguyễn Văn Hạng ở xã Hoàn Hậu đông, huyện Quỳnh Lưu. Năm Nhâm Dần 1782 ở đội nhất thủy đội thuộc đơn vị ưu binh của nội ngoại chủ quân có nhiều công tích đã được hưởng trật phó thiên hộ nay phong tại gia hưởng trật thiên hộ.
Cụ qua đời năm 82 tuổi, được làng rước vào thờ ở Võ Thánh.
NGUYỄN ĐỨC THẠC (1735 - …)
Cụ Nguyễn Đức Thạc, hậu duệ đời thứ 10 (dòng trưởng họ Nguyễn Triệu cơ). Sinh năm Mậu Thìn 1748, tham gia quân đội nhà Lê. Năm 1782 cụ tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam, Thuận Hóa lập được nhiều chiến công được vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên nhất nguyệt nhị thập lục nhật
Sắc: Quỳnh Lưu huyện, Hoàn Hậu đông xã, Bình nam bách hộ Nguyễn Đức Thạc, ma nhị hầu tuyển tả thuyền ưu binh. Nhâm Dần niên, đồng dự nội ngoại chủ quân. Dực đái lưu công dị binh chỉ chuẩn ứng thắng chức nhi thứ tinh thụ, phó thiên hộ, thiện hộ, đẳng chức khả vi, kiệt trim tướng quân hiệu lệnh Tư kỳ bải tráng sĩ vân kỵ úy thiền hộ trung tuyển cố sắc.
Dịch nghĩa:
Cảnh Hưng năm thứ 44 (1784) ngày 26/1
Sắc phong cho ông Nguyễn Đức Thạc ở xã Hoàn Hậu đông, huyện Quỳnh Lưu. năm 1782 đã có nhiều công lao đánh dẹp giặc phương Nam, được phong tước Ma nhị hầu, hưởng trật trăm hộ. Nguyễn Đức Thạc là vị tướng tài có sức khỏe mưu lược, giữ nqhiêm kỷ luật quân đội. Qua kỳ thi tuyển sát hạch tại kinh thành ông đã trúng tuyển đậu cử nhân ngành võ quan. Nay thăng chức nhị sứ vân kỵ úy hưởng trật thiền hộ (hưởng lộc nghìn hộ).
Do có công lao một tháng sau tức là ngày 26/12/1784 cụ lại được vua Lê phong sắc.
Cảnh Hưng tứ thập tứ niên nhị nguyệt nhị thập lục nhật.
Sắc: Quỳnh Lưu huyện, Hoàn Hậu đông xã, thiên hộ Nquyến Đức Thạc ma thị hầu tòng tuyền tả thuyền ưu binh. Nhâm Dần niên đồng nội ngoại chủ quân. Dực đái tự vương hiệu công, dị kinh chỉ thuần tháng chức nhị tam táu khâm thưởng nhất tứ ứng thiêm tổng tri khả vi trì uy tướng quân thủ ngự tổng tri, thưởng nhất thứ ứng thiêm tổng trí, khả vi trì uy tướng quân thủ ngự tổng trí phi kỵ úy thiêm tổng tri trung chế cố sắc.
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Thân gửi Toàn thể cộng đồng Họ Nguyễn Việt Nam. Họ Nguyễn chúng ta tự hào là dòng họ có số lượng dân số lớn nhất Việt Nam hiện nay. Họ Nguyễn cũng là dòng họ có nhiều nguồn dân số phân bổ trên nhiều vùng miền nhất của cả nước. Ở đâu trên mảnh đất...