Hướng đến lợi ích chung
“Làm việc gì cũng phải có ích cho xã hội” là tâm niệm của doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, là triết lý kinh doanh của chị, được chứng minh bằng quá trình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp AIC. Khởi nghiệp từ xuất khẩu lao động (XKLĐ), chị là người luôn chấp nhận đối mặt thách thức, luôn tiên phong trong các lĩnh vực mới, có ý nghĩa xã hội, giúp đỡ người nghèo.
Năm 2015, chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski.
Những năm 2000, khi là doanh nghiệp đứng đầu trong cả nước về XKLĐ, đơn vị của chị đã đưa hàng vạn người nghèo, trong đó có sinh viên các trường đại học đi làm việc ở nước ngoài bằng các chính sách cho vay ưu đãi đặc biệt. Chị là người đầu tiên nghĩ ra và thực hiện hiệu quả chính sách “hai chiều”: đưa lao động ra nước ngoài làm việc 3-5 năm, khi về nước Cty nhận chính những lao động đó để cung ứng nhân lực cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
Đi nước ngoài nhiều, nhìn thấy những mô hình mới có thể giúp ích cho người dân Việt Nam, từ năm 2008 tới nay, Công ty AIC đã tiên phong đầu tư lớn, bài bản trong các lĩnh vực y tế, môi trường, giáo dục và đào tạo. Trong hơn 10 năm qua, AIC đã có thành tích xuất sắc trong việc khảo sát đánh giá thực tế và tổ chức ứng dụng công nghệ vào đời sống đất nước Việt Nam.
Cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước, chị Nhàn đã đưa ra các sáng kiến cải tiến công nghệ tiên tiến đưa vào ứng dụng tại Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng các công nghệ mới để xử lý nước thải, trong đó có các bệnh viện, đô thị và làng nghề; Ứng dụng công nghệ mới để làm sạch đất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất dioxin; Ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học; Tham gia phát triển công nghệ sóng cộng hưởng để nâng cao chất lượng nhiên liệu; Ứng dụng công nghệ tế bào gốc và nhận dạng gen để góp phần tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh và trong các thảm họa, thiên tai; Ứng dụng nguồn năng lượng mới trên cơ sở các từ trường; Ứng dụng công nghệ cao vào Việt Nam để xử lý vấn đề chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là công nghệ trồng rừng ngập mặn; Đưa nhiều ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao của Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan vào ngành Nông nghiệp Việt Nam để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Trong lĩnh vực giáo dục, AIC đồng hành cùng các đề án lớn như Đề án ngoại ngữ quốc gia (phối hợp với các trường đại học nổi tiếng của Anh đào tạo hàng nghìn giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế); Đề án đổi mới dạy nghề; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tâm huyết với các hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo, ký kết các hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, Công ty AIC đã được Bộ GD&ĐT Việt Nam đồng ý cho triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục với NXB Giáo dục, ký hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm KHCN Nga, ký hợp tác chiến lược với ĐH Quốc gia Hà Nội.
AIC đã cùng Bộ GD&ĐT và Đài Truyền hình Việt Nam mở kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7, hiện thực hóa mục tiêu “vì một xã hội học tập”, rút ngắn khoảng cách tiếp cận giáo dục cho từng người dân nghèo Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo...
“Một xã hội học tập sẽ được kiến tạo dành cho tất cả mọi đối tượng từ các học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, đào tạo nghề, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các đối tượng khác trong xã hội. Chúng tôi cũng như những người tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam luôn kỳ vọng kênh truyền hình VTV7 sẽ được khán giả đón nhận và đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện”, chị Nhàn chia sẻ.
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Doanh nhân thế hệ mới
Nhờ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, năm 2015, chị Nhàn được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski. Chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện IASS trao tặng hai danh hiệu danh giá này.
Nhưng những thành công của chị trên thương trường không chỉ có vậy mà còn ở sự trân quý mọi người dành cho chị cho Cty AIC. Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) khi được hỏi về chị đã khẳng định: “AIC là một trong những khách hàng truyền thống, có mối quan hệ hợp tác lâu dài với chúng tôi. Trong suốt quá trình hợp tác giữa hai bên, AIC luôn giữ gìn uy tín và trách nhiệm. Về hoạt động kinh doanh, dưới góc độ ngân hàng, chúng tôi đánh giá cao tiềm năng phát triển của AIC.
Những năm vừa qua, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn, doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng tốt, quản lý tài chính hiệu quả, tình hình tài chính ổn định và có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới”. Cùng quan điểm với lãnh đạo Ngân hàng MB, ông Trần Quang Bình, Giám đốc Chi nhánh BIDV Tây Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã hợp tác với AIC trong nhiều năm, AIC là một trong những khách hàng lớn nhất của chúng tôi, cũng là khách hàng có số dư tiền gửi tại Ngân hàng lớn nhất. AIC luôn giữ đúng lời hứa, làm việc rất nghiêm túc, luôn được đánh giá cao nhất trong bảng danh sách khách hàng của chúng tôi”.
“Tôi tâm niệm đã làm việc gì thì việc ấy phải có ý nghĩa cho xã hội và khi làm phải làm với cái tâm và phải say mê. Những thành công của tôi và Cty AIC thời gian qua chứng minh triết lý kinh doanh của chúng tôi là đúng hướng nhưng thực sự mới chỉ là bước đầu... Để thực sự làm tốt được các công việc của mình, chúng tôi còn phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa”.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Nhận xét về những công lao và đóng góp của chị Nhàn tại buổi lễ nhận danh hiệu của Viện IASS, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên T.Ư Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, nói: “Với những đóng góp quan trọng cho ngành khoa học công nghệ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Tiến sĩ, Viện sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn là tấm gương cho doanh nhân Việt Nam, cho những người làm khoa học Việt Nam. Đây là vinh dự chung của người Việt Nam, là niềm tự hào của đất nước, là minh chứng sinh động cho quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga”.
Ông Igor Dorokhov, Chủ tịch Viện IASS nhận xét: “Bà Nhàn là người có những nỗ lực to lớn và sự khiêm tốn đặc biệt. Bà đã có đóng góp lớn lao và phát triển những ý tưởng khoa học công nghệ ứng dụng vào cuộc sống. Với những thành tựu trong khoa học công nghệ, Bà đã được Đoàn Chủ tịch Viện Hàn lâm chọn là nhà khoa học xuất sắc của Viện Hàn lâm quốc tế IASS trong 10 năm vừa qua và phần thưởng Ngôi sao Vernadski”.
Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chia sẻ: “Chị Nhàn thực sự là một phụ nữ rất tuyệt vời, vừa có trình độ lại có bản lĩnh và tâm huyết với công việc, luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, phấn đấu vì đất nước và vì những giá trị xã hội cao cả”.
Đối tác thường gọi chị Nhàn là “người đàn bà thép trên thương trường”. “Mỗi tháng bà Nhàn thường dành thời gian giao ban với chúng tôi, đưa ra các yêu cầu mới và cùng nhau xây dựng phương án giải quyết các phát sinh. Chúng tôi ngạc nhiên vì sự hiểu biết và sáng tạo của bà với lĩnh vực đòi hỏi tính kỹ thuật cao và chuyên nghiệp này”, ông Gunther Hahn, Tổng Giám đốc điều hành Cty Thiết bị môi trường MCZ, CHLB Đức nhận xét.
Đại diện của hai Đài truyền hình hàng đầu châu Á là EBS Hàn Quốc và NHK Nhật Bản cho biết, hiện tại họ đang hợp tác với chị Nhàn trong chuyển giao công nghệ cao, đưa các giải pháp đồng bộ vào giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn nhận Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004.
Nhờ những thành tích nổi bật, chị Nhàn đã nhận rất nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Sao đỏ, Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất…cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân, huy chương, nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.
Nổi tiếng như vậy nhưng ít ai biết chị Nhàn sinh ra trong gia đình nho giáo nghèo xứ Kinh Bắc, nhà đông con nên chị vất vả từ nhỏ để có thể phụ giúp gia đình ổn định cuộc sống và có tiền để mẹ đi chữa bệnh. “Con gái tôi rất hiếu thảo và quan tâm đến bố mẹ. Từ nhỏ, nó đã luôn có ý thức cố gắng kiếm tiền để cho tôi chữa bệnh, đến khi học ở trường đại học nó còn đi làm thêm để gửi tiền về cho tôi. Bây giờ bận rộn thế nhưng tuần nào cũng đến thăm và đưa chúng tôi đi ăn tối. Con gái tôi nó chỉ biết nghĩ và làm cho người khác còn không để ý đến chính mình”, bà Nguyễn Thị Hỵ xúc động nói con gái.
Cho đến thời điểm hiện tại, chị đã là Viện sỹ, Tiến sỹ của viện Hàn lâm khoa học các hệ thống của Nga, sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ và đã đạt được rất nhiều thành công trong sự nghiệp nhưng chị vẫn không ngừng chăm chỉ làm việc, khiêm tốn học hỏi để có thể điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp tốt và đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào Việt Nam.
Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org
Ý kiến bạn đọc
Dưới đây là toàn văn bản dự thảo, được trình lên Đại Hội Hội Đồng Họ Nguyễn Việt Nam phê duyệt và gửi lên các cấp chức năng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua. ( DOWNLOAD BẢN GỐC TẠI ĐÂY )