CỘNG ĐỒNG HỌ NGUYỄN VIỆT NAM - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Vĩnh biệt Nhà văn – Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Thứ năm - 30/11/2023 02:51
Nhà văn – nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn vừa trút hơi thở cùng vào lúc 7 giờ 15 phút tối ngày 28 tháng 11 năm 2023. Hưởng Thọ 87 tuổi.
Ông Nguyễn Đình Toàn sinh năm 1936 ở huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông bước vào nghiệp văn rất sớm với bút hiệu là Tô Hà Vân. Năm 1954, ông di cư vào Nam và trở thành biên tập viên đài phát thanh Sài Gòn. Thời gian sau này ông viết văn, thơ với tên thật là Nguyễn Đình Toàn chứ không dùng bút hiệu cũ nữa.
Trong làng văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975, nhà văn – nhà thơ Nguyễn Đình Toàn đã đóng góp nhiều sáng tác dưới nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của VNCH năm 1973. Nguyễn Đình Toàn đã viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo chí miền Nam xưa như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây dựng, và Tiền Tuyến. Ngoài ra, ông được biết đến trong âm nhạc khi là người viết lời cho 2 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Vũ Thành An là Em Đến Thăm Anh Đêm 30 và Tình Khúc Thứ Nhất. Sau năm 1975, thời gian ở trong trại tù, ông còn là nhạc sĩ sáng tác với bút danh là Hồng Ngọc (cũng là nghệ danh của vợ ông khi làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh). Với cái tên Hồng Ngọc, ông viết nhiều ca khúc sau đó nổi tiếng qua giọng hát Khánh Ly là Nước Mắt Cho Sài Gòn, Mưa Trên Cây Hoàng Lan, Căn Nhà Xưa, Hiên Cúc Vàng…
Một đóng góp đáng kể khác của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn dành cho âm nhạc miền Nam xưa chính là chương trình Nhạc Chủ Đề mà ông phụ trách, phát trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm. Từ chương trình này, người yêu nhạc khắp miền Nam đã quen thuộc và yêu thích giọng nói trầm ấm của Nguyễn Đình Toàn. Nhà thơ Du Tử Lê gọi ông là “người tình không chân dung” của thính giả Việt Nam, nghĩa là chỉ nghe giọng nói chứ ít người thấy được chân dung. Cố danh ca Quỳnh Giao thì nhận xét về chương trình Nhạc Chủ Đề như sau: “Ông viết lời giới thiệu như người ta làm thơ. Văn phong ông cổ điển, khác với lời viết của Mai Thảo, hay lời nhạc của Trịnh Công Sơn, nhưng là một loại thơ dẫn vào nhạc. Chương trình ăn khách và tạo ra một trào lưu chính là nhờ giọng nói truyền cảm, như lời thủ thỉ của Nguyễn Ðình Toàn. Ông dẫn thính giả vào nhạc bằng câu ‘Hỡi em yêu dấu’ như chỉ nói với một người. Qua làn sóng điện người nghe thấy lời thì thầm với riêng mình những cảm xúc do ca khúc gợi lên. Ông tạo ra một không khí tình cảm dịu dàng, điệu nghệ, để người nghe chuẩn bị đón nhận. Nhạc Chủ Ðề Nguyễn Ðình Toàn đã là nơi báo hiệu hào quang lên các ca sĩ sau này là những tên tuổi lẫy lừng như Sĩ Phú, Khánh Ly, Lệ Thu”. Mời các bạn nghe lại băng nhạc chủ đề của Nguyễn Đình Toàn thực hiện năm 1970 ở dưới đây:
Sau năm 1975, Nguyễn Đình Toàn bị chính quyền mới bắt giam tổng cộng khoảng 10 năm.
Năm 1998, ông cùng vợ được xuất cảnh sang Mỹ và định cư ở California, tại đây ông trở lại nghề viết báo cho một số tờ ở hải ngoại. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân là cô Thu Hồng Sau khi ông sang định cư ở Hoa Kỳ, những ca khúc của Nguyễn Ðình Toàn được Khánh Ly đưa vào trong 2 CD của cô mang tên Hiên Cúc Vàng (1999) và Mưa Trên Cây Hoàng Lan (2002). Ngoài ra còn có CD nhạc Nguyễn Đình Toàn mang tên Tôi Muốn Nói Với Em (2001) có sự góp giọng hát của Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Mai Hương…
Sau khi ông sang định cư ở Hoa Kỳ, những ca khúc của Nguyễn Ðình Toàn được Khánh Ly đưa vào trong 2 CD của cô mang tên Hiên Cúc Vàng (1999) và Mưa Trên Cây Hoàng Lan (2002). Ngoài ra còn có CD nhạc Nguyễn Đình Toàn mang tên Tôi Muốn Nói Với Em (2001) có sự góp giọng hát của Tuấn Ngọc, Lệ Thu, Mai Hương…
Năm 2012, nhà văn Nguyễn Đình Toàn ra mắt 2 tập sách Bông Hồng Tạ Ơn, viết về 234 tác giả và nghệ sĩ Việt Nam.
Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại.
Với mục đích xây dựng một kênh...