Diễn giả khách mời của chương trình gồm: ông Nguyễn Hữu NghĩNghĩa, Nguyên Biên tập viên đài tiếng nói Việt Nam VOV - Thành viên Ban cố vấn Nhóm Nguyễn Hữu Phương Nam; ông Nguyễn Hữu Tuấn - Thành viên Ban Liên lạc Nhóm Nguyễn Hữu Phương Nam; ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Thành viên Ban Liên lạc Nhóm Nguyễn Hữu Phương Nam. |
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa với hành trình nhiều năm đi khắp đất nước Việt Nam tham quan các nhà thờ của dòng họ Nguyễn Hữu cho biết hiện nay có rất nhiều nhà thờ trải dài từ Bắc đến Nam. Có những nhà thờ với dòng họ lên đến 20 đời ở Bắc Trung Bộ Việt Nam cho đến những nhà thờ có dòng họ 16 đời ở Trung Trung Bộ và 7 đời ở Nam Trung Bộ. Dòng họ Nguyễn Hữu do những yếu tố đặc biệt của lịch sử, thiên tai, chiến tranh, loạn lạc, tuy nhiên hiện nay đây vẫn là dòng họ có nhiều thành viên nhất và sở hữu nhiều nhà thờ tổ nhất Việt Nam. Mỗi vùng đất lại cho những kiến trúc cũng như phong tục lễ nghi khác biệt. Theo ông Nghĩa, hiện có 163 nhà thờ ngài Nguyễn Bặc trên cả nước, dòng họ cũng có nhiều tiền nhân là những vị tướng tài của dân tộc. Bên cạnh công tác trùng tu, bảo trì những kiến trúc có tuổi đời hàng trăm năm là công tác xây dựng mới nhà thờ họ hiện đang vẫn tiếp tục diễn ra. Nếu như ở miền Bắc nhà thờ họ trở thành nơi sinh hoạt cho cả dòng tộc và ngày giỗ tổ thì ở miền Trung có những sinh hoạt vào ngày sóc, vọng, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy và trước đây còn có sinh hoạt cả vào ngày rằm tháng 10. Tiếp theo câu chuyện của ông Nghĩa là câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Tuấn, hiện đang là hậu duệ đời thứ 13 của dòng Nguyễn Phước thuộc chi thứ 2. Ngôi nhà thờ họ của gia đình ông được hoàn thành vào năm 1802, hiện nay vẫn còn nguyên vẹn hiện tọa lạc tại số 90 Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, Hương Long, Thành phố Huế, Việt Nam. Kiến trúc gỗ gồm 3 gian thờ, hai tầng, phía trên ghi chữ Từ Đường, hai dòng chữ hai bên phải trái ghi chữ “Hữu Khai Tất Tiên, Minh Đức Kỳ Lai Viễn Hĩ; Khắc Xương Quyết Hậu, Tử Tôn Phất Thế Dẫn ” có nghĩa là (Đời trước mở mang, đức sáng lưu truyền vĩnh viễn. Con cháu tiếp nối, phúc cao thừa kế phát huy). Phía trước vẫn còn cây mai có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện nay công trình vẫn đang thuộc sở hữu cá nhân và câu chuyện bảo tồn phát huy giá trị cần nhiều sự chung tay của thế hệ kế thừa và các bên có liên quan. Diễn giả Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ về việc kết nối các thế hệ dòng họ Nguyễn Hữu trên cả nước, sẽ cùng với các thế hệ đi trước tham gia tích cực vào công cuộc kế thừa phát huy giá trị di sản của các thế hệ đi trước. Ông Nguyễn Văn Thịnh giám đốc trung tâm Unesco cũng cho biết thêm hiện nay có hơn 500 chi họ Nguyễn trên khắp cả nước và có hàng ngàn nhà thờ tộc như thế này. Tuy nhiên, do có gốc tích 9 đời chúa và 13 đời vua mà các nhà thờ của dòng họ Nguyễn có sắc thái riêng biệt, rất đáng lưu tâm, nghiên cứu, tìm hiểu. Ông Nguyễn Hữu Phước rất hào hứng và học hỏi được nhiều khi tham gia vào hoạt động của cộng đồng và cho hay đến tháng 3 năm 2024, phía chi họ của ông cũng sẽ khởi công xây dựng một nhà thờ tộc họ Nguyễn Hữu ở làng Lạc Thành, Quảng Nam. Buổi tọa đàm kết thúc lúc 9h30 trong không khí tưng bừng của mùa Xuân mới và các số tiếp theo sẽ đưa cộng đồng lần lượt đến thăm quan các nhà thờ của các dòng họ khác trên cả nước. |
Tác giả bài viết: Th.s Nguyễn Thu Hương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Cũng chính vì sự đa dạng, và gắn liền với nhiều sự đổi thay trong quá trình phát triển dòng họ đó, mà ít nhiều đến bây giờ chúng ta đã phần nào bị thất lạc hoặc mất kết nối với các nhánh họ và những tư liệu lịch sử từ ngàn năm ông cha ta, ông bà ta để lại. Với mục đích xây dựng một kênh...