CỘNG ĐỒNG HỌ NGUYỄN VIỆT NAM - HO NGUYEN VIET NAM COMUNITY

http://honguyenvietnam.org/vi


Đời Thứ V Nguyễn Nộn (1155-1229), Đức Hoài Đạo Vương

Thứ phu nhân: TRẦN THỊ NGOẠI THIỀM (Con Thái quốc Thái úy Trần Thừa, em gái vua Trần Thái Tông). Nguyễn Nộn người xã Phù Dực (huyện Tiên Du), nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam.

Theo Đại Việt sử lược, Nguyễn Nộn là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát. Nguyễn Nộn lúc bấy giờ chiếm cứ vùng Đông Ngàn, Tiên Du, Gia Lâm với danh nghĩa dựng lại cơ nghiệp nhà Lý. Đông đảo nhân dân Bắc Giang (Bắc Ninh), Lạng Giang, Tam Đại đi theo. Ông tự xưng là Hoài Đạo Vương, đặt bản doanh ở Phù Đổng.

Năm 1208 ở Nghệ An có Phan Du làm phản, Cao Tông sai quan Phụng Ngự là Phạm Bỉnh Di đi đánh. Phan Du cho người về kinh đút lót các quan trong triều vu cáo Bỉnh Di. Cao Tông đã giết oan Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đem quân phá cửa thành, Cao Tông chạy lên Quy Hóa (Phú Thọ). Thái Tử Sam chạy đến ở nhà Trần Lý. Trần Lý dâng chiêu binh mãi mã ở Sơn Nam. Hùng cứ một phương, gả con gái là Trần Thị Dung, hòng làm cầu lấy thiên hạ sau này.

Quách Bốc ở Thăng Long sợ thế lực hùng mạnh của Hoài Đạo Vương nên tập trung quân tiến công, nhưng bị thất bại thảm hại.

Nhân cơ hội ấy, Trần Lý tiến đánh Thăng Long diệt được Quách Bốc (1209) rồi đưa Cao Tông về Thăng Long. Năm sau Cao Tông phải bệnh mà mất (1210). Cao Tông trị vì 35 năm, thọ 38 tuổi. Thái tử Sam lên ngôi tức là Huệ Tông. Nghe tin bọn phiến loạn Đại Hoàng đang tiến về Sơn Nam, Trần Lý rút về đánh, bị

tử trận. Các con Trần Thừa, Trần Tự Khánh và con nuôi là Trần Thủ Độ lên nắm chính quyền.

Năm 1214 một lần nữa họ Trần đưa đại quân ra Thăng Long, Đàm Thái Hậu, Lý Huệ Tông và Trần Nguyên Phi chạy lên Long Châu rồi quay lại Bắc Giang hạ, dựa vào thế lực của Hoài Đạo Đại Vương, phong cho ngài chức Hiếu Vũ Vương.

Không giữ được Tuệ Tông, Trần Tự Khánh đã lập con thứ của Lý Anh Tông là Huệ Văn Vương làm vua hiệu là Nguyên Đế.

Hai năm sau (1216), Huệ Tông nghe lời Trần Thị Dung, bỏ Hoài Đạo Đại Vương. Nguyễn Nộn bí mật về Thăng Long theo quân Trần.

Trần Tự Khánh phế Lý Nguyên Đế, phò Lý Huệ

Tông và nắm toàn bộ quyền bính.

Năm 1217 họ Trần tiến công Hoài Đạo Đại Vương nhưng bị đánh lui. Năm sau họ lại tiến công lần nữa, phá đê nhân mùa lũ, Nguyễn Nộn dời bản doanh sang Phù Ninh (nay là Ninh Hiệp, Từ Sơn). Tháng 8 năm Mậu Dần (1218), lấy cớ Hoài Đạo Đại Vương đào được vàng nhưng không nộp cho nhà nước, họ Trần lấy danh nghĩa nhà vua xuống chiếu triệu ông về kinh để hỏi tội nhưng ông không về.

Trần Tự Khánh lấy lệnh vua đi dẹp loạn ở Quảng Oai nhưng đã bị đánh bại. Sau khi Trần Tự Khánh chết, anh là Trần Thừa, em nuôi là Trần Thủ Độ tăng cường thế lực.

Năm giáp thân (1225) họ Trần ép Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Nhật Kim mới 8 tuổi lên làm vua tức là Lý Chiêu Hoàng (1225).

Đầu năm 1225 họ buộc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, kém vợ 1 tuổi.

Trần Thủ Độ lôi kéo Đoàn Thượng chống lại Nguyễn Nộn. Năm giáp thân (1220) Đoàn Thượng bất ngờ tấn công Nguyễn Nộn, lần này tướng Đoàn Nhuyễn bị giết ở núi Đông Cứu (thuộc cụm núi Thiên Thai, Gia Lương, Bắc Ninh).

Năm 1228 Nguyễn Nộn bất ngờ tiến đánh và dùng thần đao chém chết Đoàn Thượng.

Trần Thừa, Trần Thủ Độ nghe tin rất lo lắng nhưng không dám làm gì mà sai sứ sang chúc mừng và phong cho Nguyễn Nộn Chức “Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương”.

Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương Nguyễn Nộn thấy cơ nghiệp nhà Lý không thể nào dựng lại được, 23 năm can qua liên tiếp, nhân dân cơ cực nên ông định tháng 10 (1299) sẽ về chính thức thần phục vua Trần, thế nhưng ông bỗng đột ngột lâm bệnh và mất ngày 1 tháng 3 năm kỷ sửu (1229).

Nguyễn Nộn sinh ra Nguyễn Thế Tứ (Đô Kiểm Điền), Nguyễn Hiến (Chỉ Huy Sứ) và Nguyễn Long (Đô Chỉ Huy Sứ).

Tác giả bài viết: honguyenvietnam.org

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây